Hàng nghìn công nhân biểu tình, 'thất vọng' vì Volkswagen mơ hồ về kế hoạch cải tổ
(VNF) - Các công đoàn đã chỉ trích Volkswagen vì không đưa ra các đề xuất cụ thể trong vòng đàm phán đầu tiên về kế hoạch cắt giảm chi phí mạnh tay của gã khổng lồ sản xuất ô tô Đức, khi hàng nghìn công nhân biểu tình phản đối cuộc họp.
Làn sóng phẫn nộ trong lực lượng lao động
Ông Thorsten Groeger, nhà đàm phán chính của công đoàn IG Metall, nói với các phóng viên rằng cuộc thảo luận với ban quản lý "thật đáng thất vọng, thậm chí là đáng buồn".
Theo ông Groeger, Volkswagen "đã không cụ thể hóa đề xuất của mình và không phác thảo ra con đường cho tương lai trong các cuộc đàm phán mở đầu”.
"Việc đóng cửa nhà máy và sa thải hàng loạt vẫn có thể xảy ra", ông Groeger nhấn mạnh thêm.
Tháng này, nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu đã gây sốc cho 300.000 nhân viên tại Đức khi tuyên bố đang cân nhắc đóng cửa các nhà máy tại quốc gia này, một việc có thể là lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử 87 năm của tập đoàn.
Động thái này đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong lực lượng lao động. Các đại diện cáo buộc các nhà lãnh đạo công ty của VW mắc nhiều sai lầm trong quản lý nhóm 10 thương hiệu và đặt lợi nhuận lên trên việc xây dựng tương lai bền vững cho nhà sản xuất.
Sau thông báo gây chấn động của Volkswagen, các cuộc đàm phán về thỏa thuận lương mới đã được thúc đẩy diễn ra sớm hơn một tháng và diễn ra vào ngày 25/9 tại Hanover.
Bên ngoài phòng đàm phán, nhân viên VW từ các nhà máy trên khắp nước Đức mang theo biểu ngữ chỉ trích ban quản lý . Họ huýt sáo inh ỏi để thể hiện sự phản đối.
“Sự không chắc chắn'”
Người đàm phán chính của ban quản lý, ông Arne Meiswinkel, cho biết sau cuộc đàm phán rằng tình hình tại Volkswagen là "nghiêm trọng".
Nhà sản xuất này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi chi phí sản xuất cao, việc chuyển đổi sang xe điện chậm chạp và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng tại thị trường trọng điểm Trung Quốc.
"Chúng tôi đang có nguy cơ bị đuối khi cạnh tranh quốc tế. Do đó, chúng tôi phải hành động. Để duy trì khả năng cạnh tranh, chúng tôi phải tái cấu trúc toàn diện Volkswagen cùng nhau ngay bây giờ", ông Meiswinkel nêu rõ.
Ông Meiswinkel cho biết thêm rằng Volkswagen đã từ chối đề xuất tăng lương 7% cho nhân viên của công đoàn.
"Chúng ta cần phải giảm chi phí chứ không phải tăng chi phí", ông nói và cho biết thêm rằng chương trình tiết kiệm của tập đoàn sẽ "yêu cầu sự đóng góp từ phía nhân viên".
Tại cuộc biểu tình bên ngoài, một công nhân có tên Volkswagen Diana Hein (47 tuổi) nói với AFP rằng thông báo gây sốc đã tạo ra cảm giác "bất an" trong số các nhân viên.
Bà Hein là đại diện công đoàn tại nhà máy chính của tập đoàn ở Wolfsburg. "Khi họ đóng cửa một nhà máy vào lúc này, tình hình sẽ lại diễn ra tương tự trong hai hoặc ba năm nữa", bà nêu rõ và nhấn mạnh thêm rằng ban quản lý cần phải "minh bạch" hơn về kế hoạch của mình.
"Chúng tôi hiện không có định hướng nào nào cho tương lai, chỉ có kế hoạch tiết kiệm", ông Jan-Soeren Luehr, 37 tuổi, người cũng làm việc tại nhà máy Wolfsburg và tích cực hoạt động trong công đoàn, cho biết.
Các cuộc đàm phán sẽ thiết lập các điều khoản tuyển dụng cho người lao động tại Đức, trong đó có khoảng 120.000 người làm việc tại thương hiệu cốt lõi của VW.
Ông Stephan Weil, Thủ hiến bang Hạ Saxony của Đức, một cổ đông lớn của Volkswagen, đã phản đối việc cắt giảm việc làm trên diện rộng.
"Chúng tôi hy vọng tất cả những bên liên quan sẽ tìm ra được giải pháp chung để tiến về phía trước", ông Weil phát biểu với các đại biểu tại quốc hội khu vực ở Hanover.
Tuần này, Tổng giám đốc điều hành Volkswagen Oliver Blume cho biết ông muốn thống nhất một "gói" biện pháp vào cuối năm nay để vực dậy hãng sản xuất ô tô đang gặp khó khăn này. Nhưng đại diện công nhân cho biết Volkswagen đã không đưa ra bất kỳ đề xuất nào.
Bà Daniela Cavallo, người đứng đầu hội đồng công nhân đại diện cho 120.000 nhân viên của công ty tại Đức, phát biểu với các phóng viên rằng: "Tôi mong đợi rằng nếu công ty nói rằng họ muốn giải quyết tình hình một cách nhanh chóng... họ sẽ cho chúng tôi biết họ đang nghĩ gì". Bà Cavallo cho hay sự thiếu rõ ràng có nghĩa là "mối lo ngại sẽ gia tăng" trong số các nhân viên.
"Như chúng ta đã thấy ngày hôm nay, lực lượng lao động sẵn sàng xuống đường để đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi", bà nêu rõ.
Volkswagen ‘lâm nguy’, chính phủ Đức tính cách hỗ trợ
- 'Hàng xóm' bé nhỏ ra tay giúp Nga lách trừng phạt của châu Âu 26/09/2024 09:15
- Nền kinh tế Nga chịu thêm một đòn giáng mạnh 25/09/2024 01:08
- Vàng lập đỉnh mới, dự đoán tiếp tục tăng đến năm 2025 25/09/2024 10:27
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.