'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Ánh hào quang" mờ dần
Từng có thời điểm, hàng xa xỉ "miễn dịch" trước những tai ương kinh tế. Như trong thời kỳ đại dịch, thị trường phát triển mạnh khi những người giàu có mua xa xỉ phẩm - những chiếc túi Hermes Birkin hay những chiếc đồng hồ Rolex hàng trăm nghìn USD trên thị trường thứ cấp, như những khoản đầu tư.
Trong thời kỳ đại dịch, với khoản tiền tiết kiệm tích lũy và việc không thể ra ngoài đã thúc đẩy mua sắm xa xỉ phẩm. Mức độ tăng trưởng của danh mục hàng xa xỉ trong thời kỳ đại dịch được phản ánh trong dữ liệu của Deloitte, cho thấy 100 công ty xa xỉ hàng đầu đã trở nên lớn mạnh hơn và sinh lời nhiều hơn bao giờ hết trong năm tài chính 2022.
Nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy "ánh hào quang" của hàng "luxury" đang lu mờ dần. Đặc biệt, khi lãi suất và lạm phát tăng lên, người tiêu dùng bắt đầu thắt chặt hầu bao và thận trọng hơn về việc tiêu tiền vào đâu.
Lấy Trung Quốc làm ví dụ, nơi doanh số bán hàng xa xỉ tăng vọt trong thời kỳ hậu Covid-19 chỉ duy trì trong đầu năm 2023. Kinh tế quốc gia phục hồi chậm hơn dự kiến, đi kèm với những bất ổn toàn cầu đã góp phần làm giảm mức chi tiêu xa xỉ.
Theo Claudia D'Arpizio của Bain & Co., một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, bất chấp khả năng phục hồi ban đầu, thị trường hàng xa xỉ vẫn phải đối mặt với những thách thức do những thay đổi địa chính trị và niềm tin của người tiêu dùng bị suy giảm.
Xu hướng này đã ảnh hưởng đến những công ty lớn như LVMH, tập đoàn đứng sau Dior và Louis Vuitton. Tăng trưởng doanh thu quý III của công ty đã chậm lại so với năm trước, tương tự tình trạng của các đối thủ như Kering và Burberry. Doanh thu nửa năm của Richemont, mặc dù tăng 6% nhưng vẫn không đạt kỳ vọng, và giá thị trường thứ cấp của Rolex và Patek Philippe giảm đáng kể.
Ngoại trừ một số ngoại lệ như Hermès - vẫn ghi nhận doanh số quý III mạnh mẽ, thì lĩnh vực xa xỉ nói chung đang phải đối mặt với nhiều bất ổn.
Có phải do suy thoái?
Trái với nhiều nhận định rằng ngành xa xỉ đang tiến vào giai đoạn thoái trào, nhiều chuyên gia cho rằng ngành này chỉ đang quay trở lại với tốc độ tăng trưởng bình thường trước đại dịch Covid-19.
Các giám đốc điều hành của các công ty xa xỉ cũng chỉ ra rằng "sự suy thoái" mà nhiều người nhắc đến chỉ đơn thuần là "sự thay đổi" trong ngành, đồng thời là sự "bình thường hóa" về doanh thu ngành xa xỉ sau một thời gian tăng cao quá mức.
Chủ tịch Richemont Johann Rupert cho rằng toàn ngành đang tiến hành “bình thường hóa các kỳ vọng tăng trưởng thị trường".
Theo dữ liệu được Bain&Co tổng hợp, trên tổng chi tiêu cho tất cả các danh mục hàng xa xỉ trên toàn cầu, mức tiêu thụ của ngành hàng xa xỉ vào năm 2023 được ước tính vào khoảng 1.620 tỷ USD, vẫn cao hơn 70% so với mức năm 2019 - thời điểm trước đại dịch.
Ông Natalia Lechmanova, nhà kinh tế trưởng của Mastercard tại châu Âu cho biết, hiệu quả hoạt động của các thương hiệu xa xỉ khác nhau cũng có thể phụ thuộc vào loại người tiêu dùng mà họ nhắm tới. Mà "khát vọng" của người tiêu dùng lại phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế vĩ mô và tác động với ví tiền của họ.
Xu hướng mới nổi lên
Mặc dù phân khúc hàng xa xỉ nhìn chung khá "ảm đạm", thì tại một phân khúc khác trong thị trường xa xỉ, các "trải nghiệm" sang trọng, đang phát triển mạnh với mức tăng trưởng 116% so với cùng kỳ năm trước tính theo tỷ giá tiền tệ không đổi, theo Fortune.
Theo Bain&Co., người tiêu dùng đang hướng tới những trải nghiệm xa xỉ nhiều hơn là vung tiền vào mua những chiếc túi xách và đồng hồ hàng hiệu.
Chuyên gia D'Arpizio, đồng tác giả báo cáo thị trường hàng xa xỉ tháng 11 của Bain&Co, lưu ý rằng sự phục hồi của du lịch sau đại dịch đã khiến nhiều người đam mê trải nghiệm sang trọng hơn trong năm 2023 - một xu hướng dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong năm tới.
Ông D'Arpizio cho biết: “Những gì chúng tôi quan sát được vào năm 2023 là sự cân bằng lại nhu cầu của khách hàng đối với trải nghiệm và hàng hóa dựa trên trải nghiệm thay vì các sản phẩm xa xỉ.
Xu hướng này đang được phản ánh trong thu nhập của một số công ty. Ví dụ như tập đoàn khách sạn lớn nhất châu Âu Accor đã nâng mục tiêu lợi nhuận hàng năm lên gấp đôi trong năm nay do nhu cầu bùng nổ. Tập đoàn Rocco Forte Hotels của Anh, có cơ sở kinh doanh trên khắp châu Âu, cũng đã chứng kiến doanh thu tăng vọt.
Ông D'Arpizio nhận định: “Xu hướng trải nghiệm xa xỉ đã tăng hơn gấp đôi giá trị kể từ năm 2010. Điều này nghĩa là thị trường xa xỉ đang xóa mờ ranh giới với du lịch và nhiều thương hiệu có cơ hội mở rộng phạm vi hoạt động.
Kỳ vọng gì trong năm 2024?
Với nhiều dấu hiệu chỉ ra các hướng phát triển khác nhau, nhiều chuyên gia trong ngành nhận định năm 2024 sẽ là năm "cải tổ" của lĩnh vực xa xỉ.
Ngân hàng HSBC cảnh báo trong một lưu ý cuối tháng 11 rằng vì hàng xa xỉ có liên quan đến tâm lý người tiêu dùng, thị trường du lịch và chứng khoán nên những gì xảy ra với nó có thể có tác động lan tỏa rộng hơn. Ngân hàng dự đoán tốc độ tăng trưởng khiêm tốn hơn là “không có gì đáng xấu hổ, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại hiếm khi hỗ trợ cho các cổ phiếu trong lĩnh vực này”.
Trong khi đó, Deutsche Bank nhận định rằng năm 2024 có thể tiếp tục là “thách thức” đối với hàng xa xỉ, do nền kinh tế ở các khu vực trọng điểm như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc vẫn đang tìm diễn biến khó đoán.
Nhưng về mặt tích cực, ngành công nghiệp xa xỉ có khả năng phục hồi tốt hơn khi so sánh với một số lĩnh vực tiêu dùng khác của nền kinh tế.
Javier Gonzalez Lastra, nhà quản lý danh mục đầu tư tập trung vào hàng xa xỉ tại Tema ETF, nói: “Một trong những lý do chúng ta muốn đầu tư vào lĩnh vực này là vì tầng lớp trung lưu trên toàn cầu đang gia tăng và đó là một cơ hội tuyệt vời cho tất cả các công ty trong ngành này”.
Xem thêm >> LVMH 'đi lùi', ngành hàng xa xỉ đang dần mất sức hút?
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.