Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Các giao dịch này phản ánh một loạt chiến lược của các ‘ông lớn’ trong ngành FMCG. Một số công ty đầu tư vào các startup công nghệ để kích thích tăng trưởng đồng thời thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Một số khác tìm cách thôn tính các công ty thuộc những thị trường mới nổi hoặc các công ty kinh doanh các ngành hàng ‘hot’, như thực phẩm hữu cơ.
Những “ông lớn” sản xuất hàng tiêu dùng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu mới nổi.
"Cán cân quyền lực đã thay đổi. Một số lợi thế mà thương hiệu lớn sở hữu (như quy mô sản xuất, doanh số lớn, khả năng quảng cáo trên TV, thu hút người giỏi để làm việc cho họ) đã dần bị xóa bỏ. Bởi lẽ, sự phát triển của công nghệ đang hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ phát triển và đi đến thành công dễ dàng hơn so với trước đây ", Will Hayllar, lãnh đạo của Nhóm hàng tiêu dùng toàn cầu tại OC&C cho biết.
“Trong khi thách thức trong việc khôi phục tăng trưởng và cải thiện biên lợi nhuận ngày càng lớn, các công ty đang tích cực giải quyết vấn đề bằng M&A”, CNBC trích thông cáo báo chí của OC&C.
Cuộc khảo sát năm thứ 16 của OC&C đã phân tích 50 “gã khổng lồ” hàng tiêu dùng trên thế giới dựa trên doanh thu năm 2017 của họ.
Năm ngoái, 10 trong số 23 công ty thực phẩm và đồ uống do OC&C khảo sát bị giảm doanh thu. Các công ty sản xuất bia và rượu mạnh chiếm ưu thế hơn. Bảy công ty bia và rượu mạnh được khảo sát đều tăng doanh thu trong năm 2017.
Như đã đề cập, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các công ty tiêu dùng chỉ dừng ở mức 2,6% trong năm ngoái. Nếu loại bỏ các yếu tố tác động của tỷ giá và lạm phát thì chỉ số này nhích lên 0,6%.
Tuy nhiên, nếu tính cả giá trị mà các giao dịch M&A mang lại thì mức tăng doanh thu của các công ty FMCG là 5,7%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2011.
Anheuser-Busch InBev là một doanh nghiệp đã thu được hơn 100 tỷ USD từ việc mua lại đối thủ SAB Miller trong năm 2016. Ông lớn trong lĩnh vực bia báo cáo mức tăng trưởng 24% trong năm ngoái (2017). Tuy nhiên, OC&C ước tính chỉ có 5,1% trong đó là doanh số bán hàng.
Việc mua lại các doanh nghiệp ngành bia, rượu mạnh và thuốc lá đã giúp doanh số bán hàng của ngành tiêu dùng tăng 21,8%.
Mua bán sáp nhập các công ty tiêu dùng được tiến hành mạnh nhất ở mảng thực phẩm và đồ uống. Theo OC&C, trong tổng số 24 thương vụ mà hãng này nghiên cứu thì có tới 17 thương vụ đến từ ngành thực phẩm và đồ uống.
Vì có ít động lực tăng trưởng, nhiều ông lớn về thực phẩm đã bán một phần doanh nghiệp để đầu tư vào các lĩnh vực khác có tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận cao hơn – OC&C nhận định.
Ví dụ, vào cuối năm 2017, Unilever đã ký chuyển nhượng một số thương hiệu đang kinh doanh cho KKR (công ty quản lý tài sản) nhằm tập trung phát triển sản phẩm thế mạnh. Khoản thỏa thuận này có giá 8,04 tỷ USD. Các thương hiệu được Unilever chuyển nhượng gồm Becel, Flora, Country Crock và Blue Band.
Cũng trong năm 2017, Unilever đã mua một số công ty khác, bao gồm Trà Tazo, một công ty nổi tiếng về sản phẩm trà với giá 384 triệu USD và công ty sản xuất gia vị của Sir Kensington với giá 140 triệu USD.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngày nay, các công ty FMCG đang hướng tới sự phát triển bền vững. Ở Vương quốc Anh, xu hướng này một phần được thúc đẩy bởi series phim tài liệu "Blue Planet II" do BBC sản xuất đề cập đến tác động của các sản phẩm nhựa với môi trường.
Ngày nay, người tiêu dùng ở Mỹ, đặc biệt người trong độ tuổi 20 đến 30 có xu hướng quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường so với thế hệ trước.
Campbell Soup – công ty sản xuất thực phẩm chế biến lâu đời nhất nước Mỹ thậm chí đã bỏ ra 700 triệu USD để thâu tóm công ty canh tác hữu cơ Pacific Foods. Nestle – doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu thế giới hiện đang đầu tư vào thương hiệu: Sun Basket, Freshly và Gousto.
Năm ngoái, Nestle liên kết với công ty sản xuất nước đóng chai Danone và công ty khời nghiệp Origin Materials với mong muốn tạo ra chai nhựa PET hoàn toàn bằng các chế phẩm sinh học vào khoảng năm 2022.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.