Học thuật

Hiệu ứng Fisher là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu hiệu ứng Fisher (Fisher effect) là gì?

Hiệu ứng Fisher là gì?

Hiệu ứng Fisher (Fisher effect) là phương trình do Fisher đưa ra trong đó lãi suất của một trái phiếu được biểu thị bằng tổng của lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát dự kiến

Hiệu ứng Fisher (Fisher effect) là phương trình do Fisher đưa ra trong đó lãi suất của một trái phiếu được biểu thị bằng tổng của lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát dự kiến (còn gọi là kỳ vọng về lạm phát) xảy ra trong thời kỳ tồn tại của trái phiếu.

Cụ thể, phương trình có dạng: i = r + pi. Trong đó, i là lãi suất danh nghĩa, r là lãi suất thực tế và pi là kỳ vọng về lạm phát. Nói một cách đơn giản, lãi suất mà người đi vay trả cho người cho vay phải bảo hàm yếu tố bồi thường người cho vay để bù lại phần giảm sút giá trị đồng tiền khi món nợ được hoàn trả.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Hiệu ứng Fisher không chỉ là một phương trình, nó cho thấy việc cung tiền ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát như thế nào.

Ví dụ, nếu thay đổi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương sẽ đẩy tỷ lệ lạm phát của nước này tăng 10%, thì lãi suất danh nghĩa của cùng một nền kinh tế sẽ theo sau và tăng thêm 10 %. Trong phương trình này, có thể giả định rằng sự thay đổi về cung tiền sẽ không ảnh hưởng đến lãi suất thực. Tuy nhiên, nó sẽ phản ánh trực tiếp những thay đổi trong lãi suất danh nghĩa.

Tin mới lên