Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tại hội thảo khoa học "Thực thi cam kết FTA và những vấn đề liên quan đến thu ngân sách nhà nước (NSNN)" do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải quan tổ chức, TS Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, cho biết Việt Nam đã thực thi 16 FTA với hơn 60 đối tác, chiếm gần 90% GDP toàn cầu. Điều này đã thúc đẩy xuất khẩu và đưa Việt Nam vào trạng thái xuất siêu, với mức xuất siêu 20,79 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024.
"Việc tham gia các FTA thế hệ mới với cam kết sâu rộng và lộ trình cắt giảm thuế nhanh chóng mở ra nhiều cơ hội thương mại mới," TS Quỳnh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bà cũng chỉ ra những thách thức từ việc gia nhập các FTA. Cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết FTA khiến hàng hóa trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ hàng nhập khẩu, đồng thời làm giảm tỷ trọng thu NSNN từ thuế xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đã cải cách hệ thống thuế nội địa, giảm chi phí tuân thủ, và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Một số nước cũng siết chặt kiểm soát xuất xứ hàng hóa để tránh lợi dụng chính sách ưu đãi thuế quan, qua đó giảm thiểu gian lận thương mại.
Theo Tổng cục Hải quan, việc thực thi các cam kết FTA đã giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và duy trì trạng thái xuất siêu. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến sự giảm sút thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể, thu ngân sách từ ngành Hải quan đã giảm mạnh trong những năm qua: năm 2021 giảm 17.600 tỷ đồng, năm 2022 giảm 16.500 tỷ đồng, và năm 2023 giảm khoảng 15.000 tỷ đồng. Dự báo, trong năm 2024, con số này có thể giảm thêm khoảng 14.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc thực thi các FTA cũng tiềm ẩn rủi ro gian lận thương mại và lợi dụng chính sách thuế quan. Ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), cho biết các đối tượng buôn lậu đang sử dụng các thủ đoạn tinh vi hơn, như làm giả xuất xứ hàng hóa. Từ 16/12/2023 đến 14/9/2024, ngành Hải quan đã phát hiện và xử lý 12.949 vụ vi phạm, với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 23.757 tỷ đồng, thu nộp ngân sách 522 tỷ đồng.
Kết luận hội thảo, ông Lưu Mạnh Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho rằng việc tham gia các FTA đã mang lại nhiều cơ hội, rõ rệt nhất là gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Chỉ riêng trong năm 2024, 10 tháng qua, tổng kim ngạch đã gần đạt 600 tỷ USD. Đây là một tín hiệu tích cực.
Tuy nhiên, để giảm thiểu tác động tiêu cực của các FTA đến thu ngân sách, ông Lưu Mạnh Tưởng đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật, nhằm quản lý hiệu quả hơn, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp gia công và sản xuất xuất khẩu, tận dụng tốt hơn các ưu đãi. Điều này sẽ giúp gia tăng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và duy trì nguồn thu ổn định. Bên cạnh đó, cần xác định rõ hơn đối tượng được miễn thuế và đối tượng phải chịu thuế, xây dựng hệ thống quản lý dễ kiểm soát để tránh rủi ro và nâng cao hiệu quả công tác thu ngân sách.
Riêng đối với thương mại điện tử, Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng cho biết, trong năm 2024, kim ngạch của loại hình hàng hóa này có thể vượt 50 triệu USD và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh. Để quản lý loại hình này, Tổng cục Hải quan đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý, đồng thời xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.