Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Gia đình của Eva Qin, đến từ Thượng Hải, hồi tháng 1 vẫn còn đang du lịch tại Singapore. Nghe tin chủng virus corona đã "đặt chân" đến đảo quốc sư tử, họ nhanh chóng gói ghém đồ đạt rồi tiếp tục kỳ nghỉ tại nước lớn duy nhất ở châu Á chưa phát hiện ca dương tính nào: Indonesia.
"Người dân Bali đối đãi chúng tôi chu đáo và thân thiện. Chúng tôi không phải trải qua xét nghiệm nào", Eva Qin nói cô cùng mẹ, chồng và con trai đến Bali vào ngày 30/1 và chưa có ý định rời đi.
Nhiều chuyên gia sức khỏe đang tìm hiểu vì sao Indonesia vẫn chưa xác nhận được bất kỳ ca nhiễm nào. Thực tế là xứ sở vạn đảo khá chậm trễ trong việc cắt các đường bay từ Trung Quốc sang. Nước này mỗi năm đón gần 2 triệu du khách Trung Quốc, đa số đến Bali.
Lãnh sự quán Trung Quốc tại Bali tuần qua thông báo còn khoảng 5.000 công dân ở lại Bali, trong đó có 200 người đến từ Vũ Hán, nơi bùng phát đại dịch vào tháng 12/2019. Các láng giềng gần nhất của Indonesia, bao gồm Philippines, Singapore, Malaysia và Australia, đều đã ghi nhận ca nhiễm.
"Đến nay, Indonesia là nước lớn duy nhất tại châu Á không có ca nhiễm. Virus corona không tồn tại ở Indonesia", Bộ trưởng An ninh Mohammad Mahfud trả lời báo giới ngày 8/2, đồng thời cho biết 285 người được sơ tán từ Vũ Hán và đang được cách ly ở đảo Natuna cũng không xuất hiện triệu chứng đáng ngờ.
Tương tự Indonesia, nhiều quốc gia châu Phi tính đến ngày 11/2 vẫn chưa phát hiện ca nhiễm nào dù là điểm đến phổ biến của lao động Trung Quốc.
Tuần qua, 5 chuyên gia tại Trường Y tế Cộng T.H. Chan thuộc Đại học Havard (Mỹ) công bố một nghiên cứu khuyến cáo Indonesia và Campuchia cần nhanh chóng đẩy mạnh giám sát các trường hợp có rủi ro nhiễm virus corona. Dựa trên phân tích thống kê, nhóm tác giả lo ngại dịch bệnh đã lan đến Indonesia nhưng chưa được phát hiện.
"Nhiều ca nhiễm từ người nước ngoài có liên hệ với lịch sử di chuyển thời gian gần đây qua Vũ Hán. Điều này cho thấy di chuyển hàng không có thể đóng vai trò lớn trong rủi ro ca nhiễm từ Trung Quốc đi sang nước khác", nghiên cứu kết luận.
Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ Indonesia, cựu phó tổng thống Jusuf Kalla, cũng đánh giá dịch bệnh có thể đã xâm nhập vào xứ sở vạn đảo. Các cơ sở y tế tại nước này có rủi ro chưa nhận ra người mang triệu chứng là do nhiễm virus corona.
"Singapore có một hệ thống chặt chẽ, nhưng virus vẫn lan đến họ. Có nguy cơ tồn tại người nhiễm ở Indonesia nhưng họ nghĩ đây chỉ là sốt thông thường hoặc sốt xuất huyết dengue", ông cảnh báo.
Kalla cũng lo sợ về mức độ chuẩn bị ứng phó dịch bệnh của Indonesia, đặc biệt tại các vùng đảo xa xôi hẻo lánh. Nhiều trung tâm y tế cộng đồng của Indonesia không được quan tâm đầu tư đúng mức dù là xương sống của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Indonesia là nước có dân số đông thứ 4 thế giới, với 270 triệu người và hơn 6.000 hòn đảo.
"Indonesia gồm nhiều đảo. Chúng ta có rất nhiều thành phố cảng. Mỗi thành phố lại có mức năng lực khác nhau. Những bệnh viện chất lượng ở Jakarta đủ khả năng phát hiện ca nhiễm. Nhưng liệu các trung tâm y tế cộng đồng tại Flores hay Sulawesi có làm được không? Năng lực rõ ràng hạn chế", ông đánh giá.
Trong khi đó, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Indonesia, ông Navaratnasamy Paranietharan khẳng định nước này đang nỗ lực hết sức để đối phó chủng virus mới. Các biện pháp bao gồm kiểm tra nghiêm ngặt du khách tại mọi cửa khẩu, đồng thời cải thiện trang thiết bị ở những bệnh viện được chỉ định tiếp nhận ca nghi nhiễm hoặc đã xác nhận dương tính virus corona.
"Indonesia đang tiến hành mọi biện pháp khả thi để chuẩn bị và phòng ngừa chủng virus corona mới", ông nhấn mạnh.
Giới chức y tế nước này cho biết gần 50 ca nghi nhiễm đã được cho xét nghiệm thời gian qua. Tất cả trường hợp đều cho kết quả âm tính. Tuần qua, khoảng 30 lao động người Trung Quốc thuộc một công ty ở Bắc Sulawesi vừa trở lại làm việc sau kỳ nghỉ tại quê nhà đã nhận lệnh cách ly 14 ngày. Chưa ai trong số này xuất hiện triệu chứng.
Vụ trưởng Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Achmad Yurianto, Bộ Y tế Indonesia, nhấn mạnh nếu có người xuất hiện triệu chứng nhập cảnh vào Indonesia thì cơ quan chức năng nước này đã phát hiện hết.
"Chúng tôi có thể chưa sẵn sàng đối diện một đợt bùng phát dịch quy mô lớn, nhưng hoàn toàn sẵn sàng để ngặn chặn dịch bệnh bùng phát. Chúng tôi không chờ nó xảy đến. Thực tế là chúng tôi đã siết chặt các biện pháp phòng ngừa", ông khẳng định.
Vụ trưởng Achmad nói Indonesia có nhiều kinh nghiệm trong giám sát đối tượng có yếu tố nước ngoài để phòng ngừa dịch bệnh. Nước này luôn trong tư thế đề phòng một bệnh truyền nhiễm khác với tỉ lệ tử vong còn cao hơn: Hội chứng hô hấp Trung Đông (Mers). Mỗi năm có đến 1,4 triệu người Indonesia hành hương đến Saudi Arabia, nơi có nguy cơ nhiễm Mers đáng lo ngại. Những người hành hương luôn được kiểm tra nghiêm ngặt khi về nước.
"Chúng tôi có kinh nghiệm gấp nhiều lần những nước khác. Có thể các nước còn không kỹ lưỡng bằng Indonesia trong vấn đề này", ông tự tin khẳng định.
Xứ sở vạn đảo mới có 3 phòng thí nghiệm đủ năng lực xét nghiệm chủng virus corona mới. Hai cơ sở nằm tại Jakarta. Cơ sở còn lại đặt ở thành phố lớn thứ hai đất nước là Surabaya, tại Đông Java. Các phòng thí nghiệm có thể giải quyết 1.200 mẫu xét nghiệm/ngày. Ngoài ra, khoảng 100 bệnh viện trên toàn quốc đã được chỉ định làm trung tâm tiếp nhận ca nghi nhiễm virus.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.