'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chia sẻ với Đầu tư tài chính - VietnamFinance, TS. Trần Khắc Tâm, Chủ tịch HĐTV Công ty Trần Liên Hưng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Phó chủ tịch Hội đồng các hiệp hội doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long nói:
Sự động viên động viên rất lớn đối với đội ngũ doanh nhân nhân ngày 13/10 năm nay là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới”. Thủ tướng và các lãnh đạo Chính phủ đã có cuộc gặp mặt trang trọng để lắng nghe ý kiến của đại diện đội ngũ doanh nhân Việt Nam vào ngày 11/10 vừa qua.
Tại cuộc gặp này, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đã nêu rõ, với việc xác định doanh nghiệp là lực lượng chủ lực trong xây dựng kinh tế, thì doanh nhân chính là lực lượng nòng cốt giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành đội ngũ doanh nghiệp của đất nước.
Với số lượng doanh nghiệp chính thức như hiện nay, đội ngũ doanh nhân là lãnh đạo doanh nghiệp đã đạt con số 2 tới 3 triệu người, còn nếu tính tất cả những người làm kinh doanh, những hộ kinh doanh cá thể thì đội ngũ doanh nhân có thể đạt tới 10 triệu người. Đây là một nguồn nhân lực đặc biệt của đất nước, có vai trò quan trọng trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập của nước Việt Nam thời kỳ mới.
Đánh giá của VCCI cũng khẳng định bên cạnh đầu tư phát triển doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ngày càng ý thức và quan tâm xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, thực hiện trách nhiệm xã hội. Đạo đức doanh nhân là yếu tố cốt lõi để xây dựng văn hoá kinh doanh và văn hoá kinh doanh là yếu tố nền tảng để phát triển doanh nghiệp bền vững. Không chỉ chăm lo ngày càng tốt hơn cho người lao động, mà trong các thời điểm khó khăn khi đất nước đối mặt với thiên tai, dịch bệnh các doanh nhân luôn hết mình ủng hộ, đóng góp tài lực, trí tuệ cho xã hội, điển hình như trong cuộc chiến chống đại dịch vừa qua.
- Vừa qua, Sóc Trăng là địa phương đầu tiên triển khai mô hình “lãnh đạo gặp gỡ, ăn sáng, cà phê với doanh nghiệp”. Là doanh nhân, cũng là đại biểu cho cộng đồng doanh nghiệp Sóc Trăng, ông đánh giá thế nào về mô hình này?
Theo tôi biết thì Sóc Trăng không phải là địa phương đầu tiên thực hiện mô hình này. Trước đó Đồng Tháp đã thực hiện rất hiệu quả, đó là một trong những lý do để họ nhiều năm được xếp thứ hạng cao trên bảng xếp hạng cạnh tranh cấp tỉnh thường niên. Đối với Sóc Trăng, chúng tôi, xem đây là điểm nhấn trong năm 2023, với sáng kiến của Chủ tịch UBND tỉnh, chúng tôi đã tổ chức vào đầu tuần mỗi tháng các cuộc cà phê cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh với đội ngũ doanh nhân.
Các cuộc gặp mặt này rất có ý nghĩa bởi đã tạo ra không khí gần gũi, cởi mở, chia sẻ giữa lãnh đạo tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp, từ đó những ý kiến trao đổi, đề xuất, những sáng kiến, gợi mở đã được lắng nghe, giải thích, tiếp thu và từng bước giải quyết. Cái được lớn nhất là từ đó tạo được niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh kinh tế đang hết sức khó khăn, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều vấn đề cụ thể mà doanh nghiệp đặt ra thông qua hoạt động này đã được lãnh đạo tỉnh chỉ đạo gỡ vướng, giải quyết dứt điểm.
- Trong bối cảnh cả nền kinh tế và doanh nghiệp đang phải “bơi” trong dòng xoáy khó khăn, theo ông địa phương nên tạo điều kiện hay cần có những cơ chế ra sao để đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân trong chặng đường phát triển tới?
Khó khăn nào rồi cũng sẽ vượt qua. Niềm tin sẽ giúp chúng ta bước tiếp và gặt hái được những thành quả quan trọng trong tương lai.
Kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam năm nay, cộng đồng doanh nhân đón nhận Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị như một món quà vô giá, là động lực để mọi doanh nhân củng cố ý chí, niềm tin để bước tới tương lai.
Bộ Chính trị đã xác định rõ mục tiêu phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt. Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.
Về tầm nhìn đến năm 2045, nghị quyết nêu rõ việc phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế. Một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu…
Để thực hiện mục tiêu ấy, Nghị quyết của Bộ Chính trị đã nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện. Trong đó, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước; hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến. Cụ thể, khẩn trương rà soát, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp…
Đặc biệt, Nghị quyết đưa ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh, bảo hộ quyền tài sản hợp pháp, khởi nghiệp, bổ sung chế tài kinh tế phù hợp để xử lý vi phạm, không hình sự hóa quan hệ kinh tế... Bảo đảm khuôn khổ pháp luật ổn định, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, bình đẳng, nhất là trong tiếp cận nguồn lực về đất đai, tài chính, công nghệ…
Tôi rất tâm đắc với các nhóm giải pháp này và mong muốn các cơ quan có trách nhiệm sẽ sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.