Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
"Latvijas Gāze hiện đang mua khí đốt từ Nga, nhưng chúng tôi bây giờ không mua khí đốt từ Gazprom vì chúng tôi không thể thanh toán với Gazprom. Chúng tôi có một nhà cung cấp khác, cụ thể là công ty nào thì đây là thông tin thương mại mà chúng tôi không thảo luận trong không gian công cộng", hãng tin Sputnik dẫn lời ông Kalvitis.
Trước đó, vào tháng 5, Ủy ban Tài chính và Thị trường Vốn (FCMC) của Latvia đã từ chối cấp giấy phép đặc biệt cho Latvijas Gāze để thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng ruble.
Latvia, Estonia và Lithuania đã ngừng nhập khẩu khí đốt Nga từ tháng 6 trong nỗ lực của các nước Baltic nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.
Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với tờ El Pais hồi tháng 7, Thủ tướng Latvia Arturs Krisjanis Karins nhấn mạnh rằng nước này sẽ không tiếp tục nhập khẩu khí đốt Nga bất chấp mọi khó khăn. Theo ông Karins, 90% khí đốt mà Latvia nhập khẩu đến từ Nga.
Tới giữa tháng 7, Quốc hội Latvia đã thông qua các sửa đổi đối với luật năng lượng của nước này, trong đó cấm nhập khẩu khí đốt Nga từ ngày 1/1/2023.
Thuế khí đốt ở Latvia đã tăng vọt thời gian gần đây. Tùy thuộc vào mức tiêu thụ, hóa đơn khí đốt cho các hộ gia đình đã tăng trong ngưỡng từ 65,6% đến 89,9% kể từ đầu tháng 7.
Trước đó, 12 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã bị cắt toàn bộ hoặc một phần khí đốt từ Nga. Tiếp đó, tổng thống Vladimir Putin một lần nữa gia tăng áp lực với EU khi tiếp tục cắt giảm một nửa lượng khí đốt qua Dòng chảy phương Bắc xuống còn 33 triệu m3/ngày. So với mức công suất 167 triệu m3/ngày trước đó, con số này chỉ tương đương 20%.
Điều này khiến cho giả thuyết về một mùa đông không có khí đốt của Nga có thể trở thành hiện thực và điều này sẽ là một thảm kịch đối với lục địa già.
Theo chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, hành động này của Moscow càng khiến mọi người nhận thấy rằng Nga không phải là một nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy trong bối cảnh châu Âu đang phải vật lộn để lấp đầy kho dự trữ khí đốt của mình, vốn phải đạt 80% trước khi mùa đông bắt đầu, so với mức 65% vào thời điểm hiện tại.
Châu Âu hiện đang chuyển sang mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ các quốc gia châu Á như Ấn Độ, Bangladesh hay Pakistan. Các nước sản xuất khí đốt khác, như Na Uy, Azerbaijan hoặc Algeri cũng đang được châu Âu để ý và nhiều hợp đồng đã được ký kết trong những tuần gần đây.
Mỹ cũng đã phần nào giúp EU vượt qua cuộc khủng hoảng này khi cam kết sẽ cung cấp thêm 15 tỷ m3 LNG cho châu Âu vào cuối năm.
Xem thêm >>Hai nước châu Âu khẳng định lệnh cấm vận khí đốt Nga là ‘bất khả thi’
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.