'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo chỉ số cạnh tranh data center của Cushman & Wakefield cho biết Đông Nam Á sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất về các data center trong 5 năm tới, với tỷ lệ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) dự kiến là 13% trong giai đoạn 2019 - 2024.
Cũng theo báo cáo này, lực lượng lao động trẻ và năng động của Indonesia và Việt Nam sẽ thúc đẩy công nghệ thông tin, bùng nổ thương mại điện tử và ngân hàng số. Nhu cầu lưu trữ dữ liệu trên khắp Đông Nam Á chính là tiềm năng to lớn cho các data center.
Trong tổng số gần 30 doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ data center và Cloud có thể kể đến các "ông lớn" như Hanoi Telecom, FPT, CMC và cả Viettel IDC.
Với Hanoi Telecom, hồi tháng 4/2021, doanh nghiệp này đã đưa Eco data center đi vào hoạt động tại khu công nghệ cao Hòa Lạc. Trung tâm dữ liệu này của Hanoi Telecom có tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng
Về phía FPT, đại diện doanh nghiệp này cho biết đang lên kế hoạch đưa vào khai thác data center lớn nhất Việt Nam với diện tích 10.000m2, tổng vốn đầu tư 177 tỷ đồng tại TP. HCM và data center tại Hà Nội tổng vốn đầu tư 213 tỷ đồng. Ngoài ra, FPT còn đầu tư 150 tỷ đồng xây dựng data center tại quận 9, TP.HCM và 40 tỷ đồng xây dựng data center tại Đà Nẵng.
CMC cũng sắp đưa tổ hợp văn phòng và data center tại khu vực phía Nam thuộc quận 7, TP. HCM đi vào hoạt động. Dự án có diện tích 13.133m2 và tổng mức đầu tư (bao gồm cả data center) là 1.500 tỷ đồng. Hiện CMC cũng đang sở hữu 3 data center tiêu chuẩn Tier III.
Một ông lớn khác là Viettel IDC dù đã có 5 data center trên cả nước với diện tích 25.000m2 cũng cho biết sẽ xây dựng thêm các data center lớn tại Hà Nội (4ha) và TP. HCM (3ha).
Trao đổi với VietnamFinance về các tiêu chuẩn, chứng chỉ của trung tâm dữ liệu tại Việt Nam, đại diện Viettel IDC cho biết đây là một tòa nhà hoặc một không gian dành riêng trong 1 tòa nhà hoặc 1 nhóm tòa nhà có năng lực cung cấp và khả năng dự phòng cho nguồn điện, kết nối dữ liệu, làm mát, phòng cháy chữa cháy và các thiết bị an ninh khác đảm bảo cho các hệ thống công nghệ thông tin với nhiều quy mô và cấu hình khác nhau hoạt động.
Tại Việt Nam, hiện có 27 trung tâm dữ liệu phân bổ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ... với quy mô, chất lượng khác nhau, đáp ứng các tiêu chuẩn, chứng chỉ ở nhiều cấp độ.
Bên trong một trung tâm dữ liệu tại Hà Nội.
"Để các cơ quan, doanh nghiệp có thể lựa chọn được một nhà cung cấp dịch vụ data center uy tín, phù hợp với yêu cầu thì việc xem xét, đánh giá các tiêu chuẩn, chứng chỉ mà trung tâm dữ liệu hay nhà cung cấp dịch vụ đó đạt được mà một tiêu chí quan trọng", đại diện Viettel IDC nhấn mạnh.
Theo đó, có 2 bộ tiêu chuẩn quốc tế phổ biến nhất về thiết kế, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu đang được sử dụng tại Việt Nam là ANSI/TIA-942 và Uptime Institute. Dựa trên các bộ tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam cũng đã ban hành bộ tiêu chuẩn về trung tâm dữ liệu của riêng mình là TCVN 9250 (phiên bản mới nhất là TCVN 9250: 2020).
Các tiêu chuẩn này sẽ xem xét và đánh giá một cách tổng thể tất cả các khía cạnh của trung tâm dữ liệu vật lý bao gồm vị trí, kiến trúc, an ninh, an toàn chống cháy, điện, cơ khí và viễn thông và được chia thành 2 loại chính là thiết kế và xây dựng – vận hành với 4 cấp độ đánh giá tương ứng từ cấp độ (Tier/Rated) 1,2,3,4.
Theo đại diện Viettel IDC, các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đều cam kết data center của mình đạt tiêu chuẩn Uptime/TIA942 cấp độ 3, tuy nhiên thực tế không phải nhà cung cấp nào cũng được đánh giá và cấp chứng nhận đạt các tiêu chuẩn đó.
"Nếu xét về tiêu chuẩn Uptime/TIA942 cấp độ 3 về xây dựng - vận hành thì hiện tại ở Việt Nam mới chỉ có 2 đơn vị được chứng nhận là Viettel IDC với chứng chỉ ANSI/TIA – 942 Rated 3 Constructed Facilites do EPI đánh giá và cấp chứng nhận (2019), HTC (ecoDC) được Uptime chứng nhận đạt cấp độ 3 (Tier3) về xây dựng hạ tầng TCCF (Tier Certification of Constructed Facility, 2021) còn các nhà cung cấp khác nếu được chứng nhận thì cũng chỉ mới đạt được ở bước thiết kế (design)", đại diện Viettel IDC nói.
Mới đây, Viettel IDC cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được cấp đầy đủ 3 báo cáo về kiểm soát rủi ro SOC 1, 2, 3 Type II bởi Control Case – công ty kiểm toán độc lập hàng đầu thế giới.
Ngoài các tiêu chuẩn chính về thiết kế, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu như trên, để tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn thông tin và đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đã nghiên cứu, tổ chức triển khai và được chứng nhận nhiều các tiêu chuẩn/chứng chỉ khác nhau.
Có thể kể đến như: hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001); hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISO 27001, ISO 27017); hệ thống quản lý năng lượng (ISO 50001); chứng chỉ bảo mật thanh toán (PCI DSS).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.