Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong khi Vietcombank đạt hơn 23.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2020, không tăng trưởng so với năm 2019 thì VietinBank gây ấn tượng mạnh khi đạt lợi nhuận trước thuế 16.450 tỷ đồng, tăng trưởng tới 44%. Còn BIDV thì ghi nhận mức giảm lợi nhuận 17%, đạt 8.515 tỷ đồng.
Năm 2020, các ngân hàng quốc doanh là đầu tàu thực thi chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt đại dịch Covid-19. Lãnh đạo Chính phủ cũng như lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từng nhiều lần nêu thông điệp rằng các ngân hàng cần phải đặt ưu tiên cắt giảm lãi suất, hoãn giãn nợ... cho khách hàng lên hàng đầu, sẵn sàng chấp nhận hy sinh lợi nhuận.
Công bố từ Vietcombank cho thấy ngân hàng này đã có 5 đợt giảm lãi suất - nhiều nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng, với số tiền lợi nhuận "hy sinh" là 3.700 tỷ đồng.
Trong khi đó, thông tin từ VietinBank cho biết ngân hàng này đã dành gần 5.000 tỷ đồng thông qua cắt giảm lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất và giảm, miễn phí, đồng hành, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân ảnh hưởng bởi dịch.
Với BIDV, ngân hàng này cho hay đã chủ động giảm thu nhập hơn 6.400 tỷ đồng để thực hiện cơ cấu nợ, hạ lãi suất và miễn giãm lãi, phí để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân theo định hướng, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Mặc dù những con số công bố từ các nhà băng quốc doanh cho thấy sự hỗ trợ, đồng hành đáng kể cùng nền kinh tế nhằm vượt đại dịch Covid-19 nhưng việc ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong năm 2020 dường như khá "nhạy cảm" đối với các ngân hàng này, bởi điều đó phần nào đem lại cảm giác đi ngược lại với thông điệp "sẵn sàng hy sinh lợi nhuận" mà cơ quan chủ quản đặt ra trước đó. Diễn biến lợi nhuận của Vietcombank phần nào cho thấy điều đó.
Cụ thể, trong một năm mà thượng tầng nêu thông điệp "sẵn sàng hy sinh lợi nhuận", lợi nhuận của Vietcombank cũng được điều tiết vừa đủ để khớp với thông điệp trên. Nguồn thu thay vì đi thẳng vào lợi nhuận như thông thường thì trong năm 2020 đã được dồn lượng lớn sang nơi khác thông qua 2 cách thức: tăng cường xóa nợ xấu và gia tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng/tổng nợ xấu).
Tăng cường xóa nợ xấu, nên tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank cuối năm 2020 chỉ ở mức vỏn vẹn 0,6%, thấp ngạc nhiên trong bối cảnh ngành ngân hàng chịu tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19. Các khoản nợ xấu sau khi xóa trên thực tế không hề mất đi mà chỉ là đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán trên sổ sách, và vẫn đem về đều đặn cho Vietcombank hàng nghìn tỷ đồng thu nhập mỗi năm.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cuối năm 2020 của Vietcombank ở mức phi thường là 380%, tức mỗi đồng nợ xấu được "che chở" bởi 3,8 đồng dự phòng. Tỷ lệ này là cực kỳ cao, không khác gì "giết gà bằng dao mổ trâu". Áp lực trích lập dự phòng các năm sau theo đó sẽ rất nhẹ nhàng, là bàn đạp cho lợi nhuận "khủng" của Vietcombank trong tương lai.
Có thể nói, thay vì "đi đường thẳng" là ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh, song song với đó là giữ tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức an toàn hợp lý, năm 2020, Vietcombank chọn cách "đi đường vòng", dồn nguồn lực để đưa tỷ lệ nợ xấu xuống cực thấp và đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao "cực đoan", qua đó giảm áp lực chi phí xử lý nợ xấu trong tương lai. Lợi nhuận "khủng" như được nén lại và sẽ "bung" ra rất mạnh vào một thời điểm khác.
Trái ngược với Vietcombank là trường hợp của VietinBank. Ngân hàng này không thể lựa chọn "đi đường vòng" bởi áp lực về hệ số an toàn vốn (CAR) là không nhỏ. CAR của VietinBank hiện ở mức thấp, lợi nhuận càng cao càng giúp tăng CAR, qua đó có thêm dư địa tăng trưởng dư nợ tín dụng, tránh đánh mất thị phần vì hạn chế về nguồn vốn tự có.
Trong đoạn thông cáo liên quan đến lợi nhuận năm 2020 được VietinBank phát đi, ngân hàng này cũng nhấn mạnh đến câu chuyện này: "Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2020 đạt 16.450 tỷ đồng, tạo nguồn lực để VietinBank tiếp tục phát huy tốt vai trò ngân hàng chủ lực, trụ cột, chủ động đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ tài chính của nền kinh tế, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong thời gian tới; đồng thời tạo nguồn lực để tăng năng lực tài chính của Ngân hàng, bảo đảm phát triển bền vững trong tương lai".
Dù đi "đường vòng" hay "đường thẳng" thì về bản chất, Vietcombank và VietinBank vẫn ghi nhận tín hiệu cực kỳ tích cực về lợi nhuận trong "năm Covid" 2020.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.