Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Là quốc gia có nhiều kinh nghiệm, thế mạnh về đầu tư xây dựng sân bay, sản xuất tàu bay, đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị... Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet khẳng định có thể hỗ trợ, nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT).
Đề cập đến các dự án hợp tác cụ thể, đại sứ cho biết một số hãng thời trang, hàng hiệu nổi tiếng, trong đó có Louis Vuitton quan tâm, mong muốn tổ chức một đoàn tàu cổ hạng sang giữa Hà Nội - TP. HCM phục vụ khách du lịch. Để hiện thực hóa kế hoạch này, đại sứ bày tỏ sẽ cần cải tạo lại các toa tàu cổ đã khai thác từ 30 năm trở lên tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các dự án đường sắt khác cũng đang được Pháp đặc biệt quan tâm. Có thể kể đến dự án Metro số 3 Hà Nội (Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội) mang tính biểu trưng cao cho quan hệ hợp tác hai nước, mục tiêu giữa năm 2024 phần trên cao của dự án được đưa vào khai thác.
Ngoài ra, Đại sứ Olivier Brochet cho hay: “Pháp đã có quyết định viện trợ không hoàn lại 700.000 Euro để một doanh nghiệp Pháp tiến hành khảo sát, nghiên cứu dự án tôn tạo cầu Long Biên. Sau nghiên cứu, sẽ cần vốn cho thực hiện tôn tạo; AFD sẵn sàng hỗ trợ một phần”.
Về lĩnh vực hàng không, Pháp mong muốn sử dụng các công nghệ, thiết bị của quốc gia này tại sân bay Việt Nam nhằm phát triển đội tàu bay với các máy bay sản xuất tại Pháp như Airbus, ATR.
Phản hồi lại các ý kiến từ Đại sứ Olivier Brochet, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhận định dự án Metro số 3 vẫn đang nhận được sự quan tâm từ Bộ GTVT. Mặc dù bị chậm tiến độ, nhưng các vướng mắc đã dần được tháo gỡ.
Lĩnh vực hàng không, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, ngoài dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành đang triển khai, các dự án mở rộng cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Việt Nam sẽ đầu tư các sân bay quy mô vừa và nhỏ ở các tỉnh.
Đây là tiềm năng mà Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân đầu tư, trong đó có các doanh nghiệp Pháp. Cùng với phát triển hạ tầng cảng hàng không là nhu cầu phát triển đội tàu bay. Vì vậy, Việt Nam mong muốn được thúc đẩy hợp tác với Pháp trong lĩnh vực này.
Đối với việc tôn tạo cầu Long Biên, Bộ trưởng nhấn mạnh, việc tôn tạo lại cầu có ý nghĩa rất lớn, không chỉ mang tính biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước mà còn góp phần tạo thuận lợi kết nối, lưu thông cho người dân khu vực cầu hai bờ sông Hồng. Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước, thẩm định kĩ thuật, Bộ GTVT ủng hộ và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phía Pháp nghiên cứu, triển khai dự án.
Còn riêng về ý tưởng tổ chức chạy đoàn tàu cổ du lịch, Bộ trưởng ủng hộ, tuy nhiên phía Pháp cần nêu rõ cần các ngoại lệ gì khi sử dụng toa tàu cũ, từ đó hai bên trao đổi, xác định thẩm quyền thuộc cơ quan nào để trình cơ quan đó giải quyết, trong đó có Bộ GTVT. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, Bộ GTVT sẽ phải trình Thủ tướng Chính phủ.
Trang cẩm nang du lịch Lonely Planet - một trong những trang cẩm nang du lịch lớn nhất thế giới từng có bài viết xếp tuyến đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – TP. HCM) của Việt Nam ở vị trí đầu tiên trong số những hành trình du lịch bằng tàu ngoạn mục nhất thế giới. Tuyến đường sắt Bắc – Nam có chiều dài khoảng 1.730 km, điểm khởi hành từ TP. HCM, du khách sẽ đến chặng cuối là Thủ đô Hà Nội trong khoảng thời gian 2 ngày. Tuy là chuyến đi dài và mất nhiều công sức, song Lonely Planet đánh giá du khách sẽ được băng qua các thành phố lớn, những vùng nông thôn yên bình, chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên khắp dải đất hình chữ S… tất cả tạo nên những trải nghiệm rất khó quên. Bên cạnh tuyến đường sắt Hà Nội – TP. HCM từ Việt Nam, Lonely Planet còn bình chọn thêm 8 tuyến khác đến từ Peru, Trung Quốc, Vương quốc Anh, Na Uy, New Zealand, Tanzania và Zambia. Không chỉ riêng Lonely Planet, năm 2019, hãng tin Sputnik cũng từng liệt kê tuyến đường sắt Bắc – Nam trong danh sách 10 tuyến đường sắt đẹp nhất thế giới. |
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.