Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo Reuters, một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên đã xác nhận tính chính xác của tài liệu này và cho biết tài liệu đã được gửi tới Quốc hội.
Tài liệu trên đã liệt kê 20 công ty đang hoạt động ở Mỹ mà Washington cáo buộc là được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn. Có thể kể tới một vài cái tên nổi bật như Huawei, Hikvision, Tổng công ty Viễn thông Trung Quốc (China Telecom), Tập đoàn Viễn thông di động Trung Quốc (China Mobile), Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC)...
Căn cứ theo đạo luật được thông qua từ năm 1999, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thống kê danh sách gồm các công ty quân đội Trung Quốc đang hoạt động tại Mỹ. Đây là các doanh nghiệp được “sở hữu hoặc kiểm soát” bởi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, chuyên cung cấp các dịch vụ thương mại, sản xuất hoặc xuất khẩu.
Việc chỉ định của Lầu Năm Góc không kích hoạt lệnh trừng phạt nhưng đạo luật trên quy định Tổng thống có thể áp các lệnh trừng phạt, trong đó bao gồm việc phong tỏa tất cả tài sản của các bên được liệt kê trong danh sách này.
Phản ứng trước cáo buộc này từ phía Mỹ, Hikvision khẳng định công ty này không phải là một công ty quân sự của Trung Quốc và không bao giờ tham gia vào bất kỳ công việc nghiên cứu và phát triển (R&D) nào cho các ứng dụng quân sự.
Trước đó, hồi tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei và các công ty liên kết với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen vì các công ty này bị nghi ngờ có khả năng gây hại tới an ninh quốc gia Mỹ. Do đó, các công ty Mỹ đã bị cấm cung cấp cho Huawei các sản phẩm và phần mềm nếu không có giấy phép đặc biệt từ Bộ Thương mại.
Tới tháng 10/2019, Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục đưa 28 tập đoàn và tổ chức nhà nước của Trung Quốc vào danh sách trừng phạt do cáo buộc liên quan tới hoạt động giám sát người Duy Ngô Nhĩ ở Khu tự trị Tân Cương (phía Tây Bắc Trung Quốc), trong đó có những công ty phát triển trí tuệ nhân tạo hàng đầu như Hikvision, Megvii, SenseTime và Dahua.
Chuyên gia Cui Lei thuộc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR) cho rằng việc Mỹ đưa các công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen thương mại không phải là một quyết định tự phát mà là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm kiềm chế sự phát triển công nghệ của Bắc Kinh.
Xem thêm >> Đối mặt án tù 30 năm vì dùng tiền cứu trợ Covid-19 chơi chứng khoán, tậu ô tô
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.