'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22/6 đã công bố quyết định thay đổi quy chế đối với 4 hãng truyền thông nhà nước của Trung Quốc.
Theo quy chế mới, Bộ Ngoại giao Mỹ xếp 4 hãng truyền thông Nhà nước của Trung Quốc, gồm Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Nhân dân Nhật báo, Thời báo Hoàn cầu và hãng tin China News Service (CNS), vào nhóm các phái bộ ngoại giao nước ngoài, thay vì là những cơ quan thường trú truyền thông tại Mỹ.
4 hãng này cũng sẽ phải báo cáo Bộ Ngoại giao Mỹ thông tin chi tiết về nhân sự và các giao dịch bất động sản ở Mỹ, mặc dù không bị giới hạn hoạt động đưa tin.
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm nay (23/6), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên gọi động thái trên của Mỹ là "đàn áp chính trị đối với truyền thông Trung Quốc” và đe dọa "đưa ra một phản ứng thích hợp” nếu Mỹ vẫn "làm khó" các hãng truyền thông của nước này.
Trước đó, Washington hồi tháng 3 đã thực hiện giới hạn nhân sự đối với 5 đơn vị báo chí, truyền thông nhà nước Trung Quốc đang hoạt động tại Mỹ.
Hiện Trung Quốc có 5 cơ quan truyền thông quốc gia hoạt động tại Mỹ, bao gồm Tân Hoa xã, đài truyền hình China Global Television Network, đài phát thanh China Radio International và các cơ quan phát hành People's Daily (Nhân Dân nhật báo) và China Daily (Trung Hoa nhật báo) phiên bản tiếng Anh.
Theo đó, cơ quan đại diện của 5 hãng truyền thông trên sẽ phải công khai hoạt động quản lý nhân sự, công tác tuyển dụng cũng như sa thải nhân viên, và đăng ký tài sản mà họ thuê hoặc sở hữu tại Mỹ với Bộ Ngoại giao Mỹ.
Đáp lại, Trung Quốc yêu cầu 5 cơ quan báo chí Mỹ tại nước này bao gồm: Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA, Tờ New York Times, Nhật báo phố Wall, Tờ Washington Post và Tạp chí Times phải báo cáo cho cơ quan chức năng Trung Quốc những thông tin về nhân viên, tài chính, lĩnh vực kinh doanh và các bất động sản đang sở hữu…
Trung Quốc cũng yêu cầu 3 cơ quan báo chí Mỹ là Tờ New York Times, Nhật báo phố Wall, Tờ Washington Post trong thời gian 4 ngày phải nộp danh sách các phóng viên quốc tịch Mỹ sẽ hết hạn visa trong năm nay cho Vụ báo chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong thời gian 10 ngày phải nộp lại thẻ phóng viên, đồng thời các phóng viên này từ nay về sau sẽ không được tiến hành các tác nghiệp phóng viên tại Trung Quốc đại lục, đặc khu hành chính Hồng Kông và đặc khu hành chính Macau.
Bên cạnh đó, Trung Quốc thông báo sẽ áp đặt các biện pháp đáp trả tương tự việc Mỹ hạn chế nhà báo Trung Quốc liên quan đến các vấn đề như cấp thị thực đưa tin.
Một điểm nổi bật trong chính sách trả đũa của Bắc Kinh là quyết định cấm các nhà báo Mỹ tác nghiệp ở Hong Kong và Macau, hai lãnh thổ bán tự trị của Trung Quốc với các quy tắc về truyền thông riêng. Trong quá khứ, các nhà báo nước ngoài bị đuổi khỏi Trung Quốc đại lục vẫn có thể làm việc tại Hong Kong.
Xem thêm >> Cố vấn Nhà Trắng nói thỏa thuận với Trung Quốc ‘đã kết thúc’, ông Trump khẳng định ‘còn nguyên’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.