'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo 29 nước thành viên Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng các đối tác ngày 11/7 đã khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ).
Cùng với lãnh đạo 28 quốc gia thành viên NATO, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một tuyên bố chung của NATO dài 23 trang sau nhiều tháng đàm phán. Tuyên bố này vẫn nhắc lại cam kết rằng, các thành viên NATO sẽ dành ít nhất 2% GDP cho chi tiêu quân sự vào năm 2024.
Tuyên bố được đưa ra sau các cuộc thảo luận căng thẳng giữa ông Trump và các nhà lãnh đạo NATO khác. Tuy nhiên, phát biểu tại thượng đỉnh NATO, Tổng thống Donald Trump cho rằng, các thành viên NATO không nên chỉ tuân thủ cam kết 2% GDP cho chi tiêu quân sự mà cần tăng con số này lên 4%.
Trước đó, hồi cuối tháng 6, ông Donald Trump đã gửi 1 bức thư đến 7 nước thành viên NATO, là Đức, Itali, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Lucxembua và Bồ Đào Nha, yêu cầu các nước này tăng chi tiêu quốc phòng để đảm bảo mục tiêu tất cả các thành viên NATO đều dành 2% GDP nước mình cho ngân sách quốc phòng vào năm 2024.
Lý do mà ông Trump đưa ra là Mỹ phải gánh vác quá nhiều trong khi các lợi ích an ninh chính của NATO là dành cho các nước châu Âu. Tuy nhiên, trên thực tế, các thành viên NATO cũng đã liên tục tăng chi tiêu quốc phòng trong những năm qua.
Cụ thể, năm 2016, ngân sách quốc phòng trung bình của các nước NATO tăng 3,14%, và năm 2017 là 5,21%. Đã có 4 nước đạt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng là Anh, Ba Lan, Hy Lạp và Estonia. Ngoài ra còn 4 nước khác cũng gần đạt mục tiêu là Pháp, Romania, Latvia và Litva.
Theo thống kê của NATO, Mỹ đảm nhiệm khoảng 70% chi tiêu quốc phòng của khối trong năm 2018, tức khoảng 706 tỷ USD. Anh là nước thành viên chi tiêu cho quốc phòng nhiều thứ hai, tiếp theo là Pháp và Đức.
Nếu tính theo tỷ lệ sức mạnh của các nền kinh tế thì con số này cho thấy, các chỉ trích mà ông Trump nhằm vào Đức và các nước NATO khác thời gian qua là tương đối vô lý, và mục đích chính là gây sức ép buộc Đức, một trong những nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ, phải nhượng bộ về mặt thương mại.
Cùng ngày, ông Trump đã gặp gỡ Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra.
"Phải nói là, tôi thấy rất buồn khi Đức ký hợp đồng lớn về dầu khí với Nga, trong khi chúng tôi đang bảo vệ họ chống lại Nga. Chúng tôi phải bảo vệ các anh chống Nga nhưng họ lại trả hàng tỷ USD cho Nga, như vậy rất không phù hợp", hãng tin AP dẫn lời ông Trump nói trong bữa ăn sáng với ông Stoltenberg.
Hợp đồng mà ông Trump nhắc tới là dự án Nord Stream 2, vốn là đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang bờ biển Baltic phía đông bắc của Đức, xuyên qua các nước Đông Âu như Ba Lan và Ukraine.
Dự án này giúp Nga có thể gửi gấp đôi lượng khí đốt trực tiếp sang Đức, nhưng phần lớn hệ thống đường ống dưới biển này bị Mỹ và một số thành viên Liên minh châu Âu phản đối. Lý do là nó có thể cho Nga nhiều ảnh hưởng hơn ở khu vực Tây Âu.
Ông Trump cho rằng Đức "bị Nga nắm trong tay" và kêu gọi NATO bàn về vấn đề này.
Đáp trả bình luận của Tổng thống Trump, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Đức hoàn toàn độc lập trong việc trong việc ban hành các chính sách. “Tôi rất hạnh phúc khi ngày hôm nay chúng tôi hợp nhất lại trong tự do, trở thành cộng hòa liên bang Đức. Chính vì vậy, chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi ban hành những chính sách độc lập và đưa ra những quyết định độc lập”, bà Merkel nói.
“Đức là quốc gia điều lực lượng quân sự hùng hậu thứ 2 tới NATO. Chúng tôi cũng bảo vệ lợi ích của Mỹ”, bà Merkel nhấn mạnh.
Cũng trong ngày 11/7, một phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, các công ty tham gia vào lĩnh vực đường ống xuất khẩu năng lượng của Nga đều đối mặt với khả năng bị Mỹ trừng phạt.
Xem thêm >> Nga ‘lời qua tiếng lại’ với Hy Lạp về chuyện trục xuất các nhà ngoại giao
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.