Nga sẽ tăng 'thuế xuất cảnh' của công ty nước ngoài từ 15% lên 35%

Mộc An - 11/10/2024 13:23 (GMT+7)

(VNF) - Chính quyền Nga chuẩn bị tăng mức đóng góp một lần mà các công ty nước ngoài rời khỏi đất nước phải nộp cho kho bạc nhà nước từ 15% lên tới 35%, tờ báo kinh doanh RBC trích dẫn các nguồn thạo tin cho hay.

Nga đã liên tục thắt chặt các yêu cầu rút vốn đối với các công ty nước ngoài kể từ khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt liên quan đến chiến sự Ukraine. Nước này yêu cầu giảm giá mạnh đối với bất kỳ giao dịch bán tài sản nước ngoài nào trước khi phê duyệt và trích một phần giá bán để tăng cường ngân khố nhà nước, được Washington gọi là "thuế rút vốn".

Hãng tin RBC trích dẫn hai nguồn thạo tin cho hay 25% giá trị của thỏa thuận sẽ phải được thanh toán cho kho bạc Nga trong vòng một tháng kể từ ngày giao dịch hoàn tất, 5% phải được thanh toán trong vòng một năm và 5% còn lại trong vòng hai năm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Một ủy ban của chính phủ về bán tài sản nước ngoài, do Bộ tài chính Nga đứng đầu, sẽ xác định giá trị thuế và mức chiết khấu mà các công ty nước ngoài phải chấp nhận khi bán tài sản tại Nga.

RBC cũng dẫn nguồn tin cho hay mức chiết khấu tối thiểu mà các công ty phải chấp nhận sẽ được tăng từ 50% giá trị tài sản lên 60%.

Bên cạnh đó, các thỏa thuận có giá trị hơn 50 tỷ rúp (517,6 triệu USD) hiện đều phải được Tổng thống Vladimir Putin chấp thuận.

Ở động thái liên quan, gã khổng lồ hàng tiêu dùng của Anh Unilever đã hoàn tất việc bán Unilever Russia, chính thức gia nhập nhóm các công ty đa quốc gia khác rời khỏi quốc gia này kể từ tháng 2/2022.

Unilever cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã bán công ty con cho Arnest Group, một nhà sản xuất nước hoa, mỹ phẩm và sản phẩm gia dụng của Nga, với số tiền không được tiết lộ.

Unilever cho biết hoạt động kinh doanh của họ tại Belarus, đồng minh thân cận của Nga, cũng nằm trong diện mua bán này.

"Việc hoàn tất giao dịch bán hàng sẽ chấm dứt sự hiện diện của Unilever tại Nga", giám đốc điều hành Unilever Hein Schumacher cho biết trong tuyên bố ngày 10/10.

Ông nói thêm rằng thương vụ này "bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh của Unilever tại Nga và 4 nhà máy của hãng tại quốc gia này".

Trong khi lên án mạnh mẽ việc Nga đưa quân tới Ukraine, Unilever đã cùng các công ty đa quốc gia khác quyết định duy trì hoạt động tại Nga, gây ra sự chỉ trích rộng rãi.

Sản xuất dầu gội đầu tại một nhà máy thuộc sở hữu của Unilever ở Yekaterinburg, Nga (Ảnh: Anton Butsenko/TASS)

Hậu quả của chiến sự là lạm phát tăng vọt, đẩy giá cả các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới, gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Các công ty, bao gồm Unilever, bị cáo buộc tăng giá một số mặt hàng nhiều hơn mức cần thiết. Các nhà sản xuất phản pháo, khẳng định rằng họ thực sự đang tìm cách hạn chế tốc độ tăng giá trong khi phải đối mặt với chi phí tăng vọt của chính họ.

Một số công ty phương Tây đã rời khỏi Nga bằng cách bán hoặc đóng cửa hoạt động tại quốc gia này kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra, bao gồm HSBC, Volkswagen, Renault, Heineken, Danone và một số công ty khác.

Unilever, cũng như những gã khổng lồ khác như Nestlé, đã trụ lại lâu hơn nhiều so với các đối thủ của họ. Điều này không có gì ngạc nhiên khi dẫn đến phản ứng dữ dội và chỉ trích dữ dội đối với các công ty này, khi họ bị chỉ trích vì tiếp tục ưu tiên bán hàng cho Nga.

Tuy nhiên, đối với một số công ty, việc ở lại Nga lâu hơn không phải lúc nào cũng là lựa chọn kinh doanh được cân nhắc kỹ lưỡng vì chính phủ đã đặt ra những rào cản đáng kể để ngăn họ rời đi.

Theo phân tích của Reuters vào tháng 3, sự "di cư" của các công ty khỏi Nga đã khiến các công ty nước ngoài thiệt hại hơn 107 tỷ USD do mất giá trị tài sản và doanh thu.

Đầu năm nay, công ty thực phẩm đa quốc gia của Pháp Danone cho biết họ đã nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý để bán tài sản tại Nga và chịu khoản lỗ 1,3 tỷ USD.

Theo Reuters, The Moscow Times
Hứng loạt chỉ trích, một nước EU quyết không từ bỏ khí đốt Nga

Hứng loạt chỉ trích, một nước EU quyết không từ bỏ khí đốt Nga

Tài chính quốc tế
(VNF) - Hungary và “ông lớn” năng lượng Gazprom của Nga vừa ký một biên bản ghi nhớ về khả năng tăng lượng khí đốt được cung cấp từ Nga sang Hungary dù động thái này hứng chỉ trích của các quốc gia châu Âu.
Cùng chuyên mục
CIENCO 144 và hệ sinh thái liên quan gia đình ông Phạm Quốc Tam

CIENCO 144 và hệ sinh thái liên quan gia đình ông Phạm Quốc Tam

(VNF) - Dù quy mô không lớn, nhưng dưới sự lèo lái của ông Phạm Quốc Tam, Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 144 (CIENCO 144) đã "bỏ túi" hàng chục gói thầu, với tổng giá trị lên tới hơn 720 tỷ đồng.

Elon Musk trình làng taxi tự lái, đã tụt hậu với đối thủ Trung Quốc?

Elon Musk trình làng taxi tự lái, đã tụt hậu với đối thủ Trung Quốc?

(VNF) - Tỷ phú Elon Musk muốn định vị Tesla là một công ty không chỉ tập trung vào việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch mà còn là một công ty dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo, robot và xe tự hành. Dù vậy, Tesla được nhận định là đã đi sau cuộc cạnh tranh về robotaxi, phần lớn diễn ra tại Trung Quốc.

Ngân hàng Hàn Quốc cắt giảm lãi suất lần đầu sau 4 năm

Ngân hàng Hàn Quốc cắt giảm lãi suất lần đầu sau 4 năm

(VNF) - Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) đã cắt giảm lãi suất chuẩn 25 điểm cơ bản xuống còn 3,25%, bắt đầu chu kỳ nới lỏng cùng các ngân hàng trung ương toàn cầu khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt.

Kinh tế tư nhân và nỗ lực hoàn thiện thể chế

Kinh tế tư nhân và nỗ lực hoàn thiện thể chế

(VNF) - Kinh tế tư nhân có bước phát triển về số lượng, tính trung bình trong hàng chục năm qua mỗi năm có trên 100 nghìn doanh nghiệp được thành lập, số vốn đăng ký hằng năm đạt trên 100 nghìn tỷ đồng. Đến nay chúng ta có gần 900 nghìn doanh nghiệp và khoảng hơn 5 triệu hộ kinh doanh.

Xẻ núi cao, vượt sông sâu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Xẻ núi cao, vượt sông sâu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

(VNF) - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh có 4 dự án thành phần, gồm: Diễn Châu - Bãi Vọt, Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng và Vũng Áng - Bùng với tổng chiều dài 107,22km.

 Chủ Wyndham Sky Lake Resort & Golf Club: Lỗ nặng, muốn huy động 350 tỷ đồng trái phiếu

Chủ Wyndham Sky Lake Resort & Golf Club: Lỗ nặng, muốn huy động 350 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - Công ty DK ENC - Chủ đầu tư Sân Golf Sky Lake và Wyndham Sky Lake Resort & Golf Club, muốn huy động 350 tỷ đồng từ trái phiếu để trả nợ.

Đứt mạch tăng lợi nhuận: Điều gì đang xảy ra với MBS?

Đứt mạch tăng lợi nhuận: Điều gì đang xảy ra với MBS?

(VNF) - Việc dư nợ cho vay margin có xu hướng “giậm chân tại chỗ” trong 3 quý vừa qua là tín hiệu kém khả quan đối với triển vọng lợi nhuận của MBS.

Lễ công bố Đặc san Toàn cảnh kinh tế tư nhân

Lễ công bố Đặc san Toàn cảnh kinh tế tư nhân

(VNF) - Sáng 11/10, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã chính thức công bố ấn phẩm Đặc san Toàn cảnh kinh tế tư nhân, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 – 13/10/2024) và 25 năm ra đời Luật Doanh nghiệp (1999 – 2024).

Nhà ở xã hội tăng giá gấp 3: 'Không có gì là bất thường'

Nhà ở xã hội tăng giá gấp 3: 'Không có gì là bất thường'

(VNF) - Theo TS Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hiện tượng giá nhà ở xã hội tăng mạnh không có gì là bất thường vì nhu cầu nhà ở rất lớn.