Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Lãi, phí phải thu (hay lãi dự thu) là một khoản mục rất đặc thù của ngành ngân hàng. Việc hạch toán lãi dự thu cho phép các ngân hàng ghi nhận nguồn thu vào kết quả hoạt động kinh doanh dù chưa thực thu được tiền.
Đây là nghiệp vụ kế toán bình thường và hợp lý, nhưng cũng có lỗ hổng để các ngân hàng ghi nhận lợi nhuận ảo. Một khi đã ghi nhận lợi nhuận ảo, vốn chủ sở hữu của ngân hàng cũng bị bóp méo.
Chỉ tiêu có thể giúp công chúng nói chung và giới đầu tư nói riêng mường tượng được mức độ ảnh hưởng khác nhau của lãi dự thu đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng, qua đó đánh giá được một góc cạnh về tính bền vững của vốn chủ sở hữu, đó là tỷ trọng lãi dự thu/vốn chủ sở hữu.
Thống kê của VietnamFinance đối với các ngân hàng niêm yết cho thấy, tỷ trọng này có sự phân hóa rất mạnh.
Khi vốn chủ sở hữu bị bóp méo do ghi nhận lãi dự thu không hợp lý và thiếu thận trọng, định giá P/B của các ngân hàng trên thị trường chứng khoán cũng bị sai lệch theo. Vì vậy, việc sử dụng P/B để định giá cổ phiếu ngân hàng cũng cần phải lưu ý đến tác động của lãi dự thu.
Một cách tương đối cực đoan, nếu loại trừ toàn bộ lãi dự thu ra khỏi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, đồng nghĩa với việc loại trừ ảnh hưởng của lãi dự thu đối với vốn chủ sở hữu, định giá P/B của nhiều ngân hàng sẽ có sự thay đổi lớn.
Dù vậy, cũng cần lưu ý rằng định giá P/B cao không đồng nghĩa với triển vọng tăng giá cổ phiếu kém và ngược lại.
>>> Xem thêm: Định giá cổ phiếu ngân hàng: Góc nhìn từ lãi dự thu
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tiết lộ trong báo cáo công bố mới đây rằng theo một số nguồn tin, NHNN đã mua vào gần 2 tỷ USD trong các tuần gần đây. Điều này đồng nghĩa với việc đã có khoảng hơn 40.000 tỷ đồng được NHNN bơm vào thị trường. Trong khi đó, NHNN cũng không có động thái hút ròng vốn về thông qua kênh tín phiếu.
"Do vậy, thanh khoản hệ thống tiếp tục ở trạng thái dồi dào. Chúng tôi cho rằng để tạo mặt bằng ổn định cho thanh khoản, qua đó tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại (NHTM) cắt giảm lãi suất cho vay, NHNN có thể sẽ tiếp tục không thực hiện can thiệp vào thị trường mở trong ngắn hạn", nhóm chuyên gia của BVSC nhận định.
Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán SSI cũng nhấn mạnh trong một bản tin phát đi mới đây rằng NHNN đã liên tục mua vào ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại trong 2 tuần gần đây. Cùng với đó, SSI dự báo từ giờ đến cuối năm, lãi suất có thể giảm tiếp khoảng 0,5-0,7 điểm% ở kỳ hạn dưới 12 tháng và 0,2-0,3 điểm% ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Lãi suất tiền gửi sau các đợt giảm mạnh và đồng loạt trong tháng 6, 7 hiện đang chững lại ở mức 3,15-4,25%/năm với kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng; 4,4-6,5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng; 5,0-7,3%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng.
>>> Xem thêm: Đối mặt làn sóng Covid-19 thứ hai, lãi suất sẽ tiếp tục giảm?
3 thành viên mới của Ban điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) là ông Phạm Như Ánh, ông Vũ Thành Trung và ông Vũ Hồng Phú.
Trong đó, ông Phạm Như Ánh sinh năm 1980, gắn bó với MB trên 15 năm, từng kinh qua các vị trí giám đốc MB Bình Định, giám đốc MB Bắc Sài Gòn. Ông có trình độ thạc sỹ, chuyên ngành quản trị kinh doanh.
Ông Vũ Thành Trung, sinh năm 1981, trình độ thạc sỹ, chuyên ngành quản trị kinh doanh. Ông Trung có thời gian công tác tại MB Group trên 10 năm, trước đó từng làm phó giám đốc đầu tư, phó tổng giám đốc MBCapital. Năm 2017, ông Trung được giao trọng trách tổ chức các hoạt động ngân hàng số tại MB và là giám đốc khối Ngân hàng số từ tháng 1/2019.
Nhân sự trẻ nhất được HĐQT MB bổ sung vào ban điều hành là ông Vũ Hồng Phú, sinh năm 1983. Ông Phú đã làm việc tại MB 12 năm, trình độ thạc sỹ kinh tế ngân hàng và tài chính. Ông từng đảm nhiệm các vị trí công việc như chánh Văn phòng HĐQT MB, tổng giám đốc Công ty bảo hiểm nhân thọ MB Ageas. Ông Phú đồng thời còn kiêm nhiệm là phóchủ tịch HĐQT Công ty Bảo hiểm Quân đội MIC.
>>> Xem thêm: Ban điều hành MB có thêm 3 nhân sự mới thế hệ 8x
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, lộ trình tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn sẽ được lùi thêm 1 năm so với quy định trước đây.
Cụ thể, từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/9/2021, tỷ lệ tối đa cần tuân thủ là 40%; từ ngày 1/10/2021 đến ngày 30/9/2022 giảm về 37%; từ ngày 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023 giảm về 34%. Kể từ ngày 1/10/2023 trở đi, tỷ lệ tối đa cần tuân thủ là 30%.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/10/2020.
>>> Xem thêm: NHNN chính thức lùi 1 năm lộ trình tuân thủ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) vừa thông qua việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2020.
Vốn điều lệ dự kiến của TPBank sẽ tăng từ gần 8.600 tỷ đồng lên hơn 10.700 tỷ đồng. Số vốn tăng thêm sẽ là khoảng 2.150 tỷ đồng.
Để thực hiện việc tăng vốn, TPBank sẽ phát hành thêm hơn 181 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị phát hành theo mệnh giá là hơn 1.810 tỷ đồng. Đợt 2, TPBank sẽ phát hành gần 34 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong TPBank, tương ứng giá trị phát hành theo mệnh giá là gần 340 tỷ đồng.
Được biết trước đó, theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2020, TPBank chỉ dự kiến tăng vốn điều lệ từ 8.566 tỷ đồng lên 10.200 tỷ đồng trong năm 2020 thông qua phương thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
>>> Xem thêm: TPBank dự kiến tăng vốn thêm hơn 2.100 tỷ đồng
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.