Nghĩ về một năm đầu tư chứng khoán 'tinh gọn' hơn
(VNF) - Năm 2025 mở ra với nhiều kỳ vọng, từ tăng trưởng kinh tế cao đến nâng hạng thị trường chứng khoán, nhưng cũng đối mặt không ít thách thức như áp lực tăng lãi suất, tỷ giá... Sau một năm bị “xoay vòng vòng” như năm 2024, có lẽ các nhà đầu tư nên nghĩ tới việc đầu tư “tinh gọn” hơn trong năm 2025.
- Năm 2025, hết thời trái phiếu hóa 'trái đắng'? 27/01/2025 07:30
Năm 2024 khép lại với những cảm xúc trái chiều trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ trong vòng một năm, trên thị trường đã chứng kiến tới 3 sóng tăng – giảm và hễ tới quanh mốc 1.300 điểm là chỉ số VN-Index lại quay đầu lao dốc, khiến các nhà đầu tư ví von đầy châm biếm: “Bước tới nghìn ba bỗng… mất đà” – chế từ câu thơ “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Nhìn lại, con sóng thứ nhất bắt đầu từ phiên 2/1 đến phiên 23/4, chỉ số VN-Index tăng từ 1.129 điểm lên 1.290 điểm rồi lại về 1.177 điểm. Con sóng thứ hai bắt đầu từ phiên 24/4 đến phiên 5/8, tăng từ 1.177 điểm lên 1.301 điểm rồi lại về 1.188 điểm. Con sóng thứ ba bắt đầu từ phiên 6/8, cũng cố gắng chinh phục vùng đỉnh 1.300 điểm rồi “mất đà” và rơi xuống 1.205 điểm kết phiên 19/11. Như vậy, mỗi con sóng kéo dài khoảng 15 - 16 tuần.
Sau khi tạo đáy, chỉ số VN-Index đi lên và ở trên mốc 1.250 điểm tính đến hết ngày 22/12.
Nhìn vào điểm số, có thể thấy năm 2024 là một năm thành công của thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VN-Index tăng trên 11% (xét từ đầu năm tới ngày 22/12). Tuy nhiên với đa số nhà đầu tư thì không phải vậy, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân.
![](https://i.ex-cdn.com/vietnamfinance.vn/files/content/2025/01/25/dvt_0125-1651.jpg)
Những con sóng liên tục trong năm vừa qua thực sự là một bài kiểm tra “độ chín” trong tư duy đầu tư. Với các nhà đầu tư còn nhiều cảm tính, chưa có phương pháp đầu tư rõ ràng, không khác gì lạc vào “mê hồn trận”. Khi thị trường xuống đáy, tâm lý sợ hãi khiến họ không dám mua còn khi thị trường lên đỉnh, tâm lý hưng phấn khiến họ lao vào thị trường và nhanh chóng lãnh hậu quả. Trải qua 3 lần như vậy, nguồn vốn bị cụt dần và tâm lý sợ hãi ngày càng lớn hơn. Đó có lẽ cũng là lý do thanh khoản thị trường ngày càng suy giảm.
“Bên thắng cuộc” trong năm 2024 là các nhà đầu tư có tư duy đầu tư dài hạn, đặc biệt là các quỹ đầu tư. Họ lựa chọn cổ phiếu tốt với định giá hấp dẫn, mua và nắm giữ trong thời gian dài.
Theo thống kê từ hãng dữ liệu FiinGroup đối với các quỹ đầu tư cổ phiếu có quy mô trên 1.000 tỷ đồng, lũy kế 11 tháng năm 2024, tỷ suất sinh lời nhìn chung vượt xa chỉ số VN-Index. Cụ thể, với các quỹ mở, dẫn đầu là Quỹ Kinh tế Hiện đại VinaCapital (VMEEF) với tỷ suất sinh lời trên 32%, Quỹ Lợi Thế Cạnh Tranh Bền Vững (SSI-SCA) và Quỹ Tăng trưởng Dài hạn Việt Nam (VLGF) đều của SSIAM đạt tỷ suất sinh lời lần lượt 29% và 26%, Quỹ Chứng khoán Năng động (VFMVF1) của Dragon Capital đạt tỷ suất sinh lời 20%.
Các quỹ đầu tư thụ động cũng ghi nhận hiệu suất rất tốt như quỹ ETF DCVFMVN DIAMOND sinh lời 25%, quỹ ETF DCVFMVN30 sinh lời 17%, quỹ KIM GROWTH VN30 ETF cũng sinh lời 17%. Trong khi đó, các quỹ đóng cũng không tệ, như VEIL sinh lời 14%, VOF sinh lời 10%.
Việc giao dịch càng nhiều, hiệu suất càng giảm không phải là chuyện lạ trên thị trường chứng khoán. Nghiên cứu của Barber và Odean (2000) cho thấy những nhà đầu tư giao dịch tích cực nhất thường đạt lợi nhuận ròng (sau khi đã trừ đi chi phí giao dịch) là 11,4%/năm, thấp hơn những nhà đầu tư áp dụng chiến lược “mua và nắm giữ” thường kiếm được ít nhất 18,5%/năm trong cùng giai đoạn, tạo ra mức chênh lệch lớn tới 7 điểm phần trăm.
Tại Việt Nam, FiinGroup chỉ ra rằng các nhà đầu tư cá nhân thường đẩy mạnh giao dịch khi VN-Index đang trong xu hướng tăng hoặc ở vùng đỉnh (VN-Index tăng 47% từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2022), nhưng lại thiếu quyết liệt trong việc “cắt lỗ” khi thị trường bước vào giai đoạn giảm sâu (VN-Index giảm 32% từ tháng 2/2022 đến tháng 12/2022). Hành vi giao dịch này cùng với thói quen thích “lướt sóng” khiến hầu hết nhà đầu tư cá nhân thua lỗ trong giai đoạn 2021 – 2024.
Năm 2025 mở ra với nhiều kỳ vọng, từ tăng trưởng kinh tế cao đến nâng hạng thị trường chứng khoán, nhưng cũng đối mặt không ít thách thức như áp lực tăng lãi suất, tỷ giá... Sau một năm bị “xoay vòng vòng” như năm 2024, có lẽ các nhà đầu tư nên nghĩ tới đầu tư “tinh gọn” hơn trong năm 2025.
![](https://i.ex-cdn.com/vietnamfinance.vn/files/news/2024/11/29/cac-chi-so-chung-khoan-1555.jpeg)
“Tinh gọn” danh mục đầu tư
Một trong những sai lầm phổ biến của nhà đầu tư cá nhân là sở hữu quá nhiều cổ phiếu với hy vọng đa dạng hóa rủi ro. Tuy nhiên, danh mục quá dàn trải lại gây khó khăn trong việc quản lý và theo dõi. Thay vì chạy theo số lượng, năm 2025 đòi hỏi nhà đầu tư tập trung vào chất lượng.
Danh mục tinh gọn nên bao gồm những cổ phiếu dẫn đầu ngành, có nền tảng vững chắc và tiềm năng tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, nhà đầu tư nên ưu tiên các ngành có triển vọng dài hạn như tài chính, năng lượng tái tạo, công nghệ, tiêu dùng hoặc hạ tầng. Đồng thời, việc định kỳ đánh giá và mạnh dạn loại bỏ các cổ phiếu không hiệu quả là cần thiết để tối ưu hóa nguồn lực. Một danh mục tinh gọn không chỉ giúp nhà đầu tư quản lý dễ dàng hơn mà còn tạo điều kiện để tập trung vào các cơ hội tốt nhất.
“Tinh gọn” chiến lược đầu tư
Sự thành công trên thị trường chứng khoán không đến từ việc thay đổi chiến lược liên tục, mà từ sự kiên định với một phương pháp phù hợp. Năm 2025, nhà đầu tư cần xác định rõ mình thuộc kiểu nhà đầu tư nào: giá trị, tăng trưởng hay giao dịch ngắn hạn. Sự rõ ràng này giúp xây dựng chiến lược nhất quán, giảm thiểu rủi ro từ những quyết định cảm tính.
Chiến lược “mua và nắm giữ” nhiều khả năng sẽ tiếp tục là lựa chọn sáng suốt, đặc biệt với những nhà đầu tư không có thời gian theo dõi thị trường hàng ngày, trong đó tích sản cổ phiếu có tỷ suất cổ tức tiền mặt cao là một lựa chọn không tồi. Việc kiểm soát tần suất giao dịch cũng rất quan trọng. Thống kê đã chỉ ra rằng giao dịch quá nhiều không chỉ làm tăng chi phí mà còn giảm hiệu suất đầu tư. Do đó, chỉ hành động khi thực sự cần thiết, dựa trên các phân tích kỹ lưỡng thay vì bị cuốn theo biến động ngắn hạn.
“Tinh gọn” kỳ vọng
Một trong những sai lầm lớn của nhà đầu tư cá nhân là đặt kỳ vọng quá cao, dẫn đến những quyết định sai lầm khi thực tế không như mong đợi. Bài học năm 2024 là hiển hiện: Những nhà đầu tư đặt “kỳ vọng nhỏ” dễ dàng kiếm tiền trên những “con sóng nhỏ” trong năm vừa qua, trong khi những nhà đầu tư đặt “kỳ vọng lớn” lại liên tục bị thất vọng và bị cuốn vào vòng xoáy “mua đỉnh, bán đáy”.
Năm 2025, “tinh gọn” kỳ vọng là một phần quan trọng để đảm bảo thành công. Đặt ra những mục tiêu rõ ràng và phù hợp với thực tế thị trường, thay vì hy vọng lợi nhuận cao một cách bất thường, đồng thời, chấp nhận rằng không phải lúc nào thị trường cũng diễn biến theo ý muốn và việc thua lỗ trong một số thời điểm là không thể tránh khỏi, nhà đầu tư sẽ bình tâm hơn để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác nhất. Quy mô đầu tư cũng sẽ được xác định ở mức phù hợp với rủi ro có thể chịu đựng được, đảm bảo an toàn tài chính thay vì “dốc hết vốn liếng” như đánh bạc.
Khi kỳ vọng phù hợp, nhà đầu tư sẽ tập trung vào các cơ hội đầu tư chất lượng thay vì chạy theo những cơ hội ngắn hạn hoặc không chắc chắn, từ đó cải thiện hiệu quả đầu tư.
Thưởng Tết ngân hàng chưa bao giờ hết 'hot', mức trăm triệu không hiếm
- Việt Nam: Trung tâm đầu tư quan trọng của các tập đoàn toàn cầu trong năm 2025 27/01/2025 09:00
- Những tập đoàn tư nhân Việt doanh thu vượt mốc tỷ USD trong năm 2024 29/01/2025 09:45
- Tinh gọn bộ máy là dự án không bao giờ kết thúc 28/01/2025 07:30
'Ông lớn' Điện máy Việt Hàn bị truy thu 1,7 tỷ đồng tiền thuế
(VNF) - Cục Thuế thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Hàn nộp tiền truy thu, xử phạt, tiền chậm nộp 1,7 tỷ đồng.
Tham vọng vỡ tan, 'vua tôm' Minh Phú thua lỗ cao nhất lịch sử
(VNF) - Lên kế hoạch lãi sau thuế 1.265 tỷ đồng nhưng Thuỷ sản Minh Phú phải ngậm ngùi báo lỗ năm thứ hai liên tiếp, mức cao nhất trong lịch sử.
Luật thuế TNCN chậm sửa đổi, người dân càng chịu 'thiệt kép'
(VNF) - Theo các chuyên gia, quy định về mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn, nếu Luật thuế TNCN càng chậm sửa đổi, người dân sẽ càng phải chịu "thiệt kép"
UBCKNN nghiên cứu triển khai một số khuyến nghị phát triển thị trường vốn của VFCA
(VNF) - Đây là sự ghi nhận của UBCKNN đối với những đề xuất mang tính chiến lược mà VFCA đưa ra sau Hội thảo “Toàn cảnh thị trường vốn năm 2024 và triển vọng năm 2025”.
Năm 2025: Hơn 200 nghìn tỷ đồng TPDN đáo hạn, nhóm bất động sản đứng đầu
(VNF) - Theo VNDIRECT, áp lực trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đáo hạn năm 2025 sẽ rơi vào 2 quý cuối năm khi tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn của 2 quý này chiếm hơn 65% tổng giá trị đáo hạn năm 2025.
Liên tục bị bán ròng, FPT ‘hở’ room ngoại gần 4,3%
(VNF) - Trước đó, FPT là "con cưng" của nhà đầu tư nước ngoài khi thường xuyên kín room ngoại ở mức 49%.
Chuyên gia chỉ cách giúp giáo viên tăng thu nhập khi cấm dạy thêm
(VNF) - Sau Thông tư 29, các chuyên gia giáo dục dự kiến sẽ có sự chuyển dịch trong phương pháp giảng dạy. Các giáo viên có thể tập trung hơn vào việc nâng cao chất lượng trong giờ học chính khóa, đồng thời tìm kiếm các phương pháp dạy học sáng tạo và hiệu quả hơn.
Đề xuất đánh thuế TNCN 2,5% với thu nhập đến 5 triệu/tháng
(VNF) - Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đề xuất giảm một nửa mức thuế suất đối với đối tượng nộp thuế ở 3 bậc đầu tiên do thu nhập của nhóm này chỉ ở mức đủ trang trải cuộc sống.
Cienco 4: Ông lớn xây dựng giao thông bị ‘bêu tên’ chậm đóng BHXH
(VNF) - Tập đoàn Cienco 4 là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng, ghi nhận doanh thu năm 2024 lên tới hơn 3.171,2 tỷ đồng, nhưng đang bị Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Hà Nội “bêu tên” vì... nợ BHXH.
Gửi tiết kiệm lãi 5 - 6% hay đầu tư quỹ trái phiếu có lợi nhuận cao hơn?
(VNF) - Trong những năm gần đây, ngành quản lý quỹ tại Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển đáng kể, phản ánh qua sự gia tăng về số lượng quỹ, quy mô tài sản và số lượng nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, so với tiềm năng của thị trường, lĩnh vực này vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.
Hút 'cá mập' toàn cầu về trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam
(VNF) - Để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, Việt Nam cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, đảm bảo dòng vốn thông suốt để thu hút các "cá mập" tài chính và nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Điểm chung bất ngờ giữa hai lãnh đạo cao nhất Chứng khoán LPBank
(VNF) - Tân Chủ tịch HĐQT và tân Tổng giám đốc của Chứng khoán LPBank đều là "người cũ" của SSI, đồng thời sở hữu kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực tài chính.
'Gãy trend' sau lệnh áp thuế của TT Trump, nguy cơ đổ xuống cổ phiếu thép?
(VNF) - Giới phân tích đánh giá, ngành thép vẫn có động lực tăng trưởng trong năm 2025, bất chấp quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Lãi đậm nhờ thịt lợn đắt giá, DN chăn nuôi 'thừa thắng xông lên'
(VNF) - Với xu hướng tăng của giá lợn hơi trong năm 2024, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi trên sàn đã thắng lớn và tiếp tục lên kế hoạch lạc quan cho năm 2025.
'Thầy giáo kinh doanh kiến thức' bày cách kiếm thêm 1.000 USD trong 7 ngày
(VNF) - Làm thế nào để một giáo viên có thể vừa sống với nghề, vừa đảm bảo tài chính? Đó là gia tăng nguồn thu nhập thụ động từ chính chuyên môn của mình, ngay cả khi đang ngủ. Với kinh doanh kiến thức, bạn không chỉ tạo ra thu nhập cho bản thân mà còn giúp đỡ người khác học hỏi và phát triển, tạo ra giá trị lâu dài cho cộng đồng.
3 cổ phiếu Việt vào 'sới' lớn nhất của MSCI, 4 mã gia nhập Small Cap
(VNF) - Cổ phiếu Việt Nam vẫn đang chiếm tỷ trọng cao nhất tại cả hai rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets Small Cap Index.
Nagakawa: Gánh khối nợ phải trả hơn 1.137 tỷ đồng
(VNF) - Mặc dù ghi nhận doanh thu lên tới 2.722 tỷ đồng, báo lãi sau thuế hơn 27,8 tỷ đồng, tăng 13,6% thế nhưng Tập đoàn Nagakawa vẫn chưa đạt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 35 tỷ đồng trong năm 2024.
Để Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho giao dịch tài chính xuyên biên giới
(VNF) - Theo các chuyên gia, việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế là một bước đi quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường hiện đại, toàn diện và hội nhập sâu rộng của Việt Nam.
Dầu khí Nam Sông Hậu: 'Ngập' trong thua lỗ, nợ thuế 1.200 tỷ đồng
(VNF) - Công ty cổ phần Thương mại đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu ghi nhận doanh thu bốc hơi hơn 88,5% trong năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế cũng âm hàng trăm tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái có lãi.
Cá nhân, hộ kinh doanh 'lách' thuế: Buộc xuất hoá đơn điện tử từ máy tính tiền
(VNF) - Đây là giải pháp sẽ được ngành Thuế thực hiện trong năm 2025 nhằm tăng cường các giải pháp quản lý để kiên quyết chống thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) đối với hộ kinh doanh
Đầu tư VCI: Đầu bảng nợ thuế Vĩnh Phúc, chây ì nộp ngân sách gần 155 tỷ đồng
(VNF) - Đứng đầu danh sách nợ thuế và buộc phải có các biện pháp mạnh tay để "đòi nợcủa tỉnh Vĩnh Phúc là Công ty cổ phần Đầu tư VCI với số tiền nợ thuế hơn 154,7 tỷ đồng.
Hải Dương: Thoái vốn nhà nước tại DN nắm giữ 7,1ha 'đất vàng'
(VNF) - UBND tỉnh Hải Dương mới công bố thông tin về việc bán cổ phần tại Công ty cổ phần Quản lý các Bến xe khách Hải Dương.
Cổ phiếu BKC 'cháy hàng': Cơn sốt thật hay 'game' làm giá?
(VNF) - Giữa lúc nhóm khoáng sản hạ nhiệt, cổ phiếu BKC vẫn "cháy hàng" và xác lập chuỗi 6 phiên liên tiếp tăng kịch biên độ.
Dòng vốn dồn về Mỹ, hơn 1.400 tỷ đồng chảy khỏi TTCK Việt Nam
(VNF) - Tháng 1/2025, các quỹ ETF rút ròng 616 tỷ đồng khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. Các quỹ chủ động chuyên đầu tư vào Việt Nam thậm chí còn mạnh tay hơn khi bán 804 tỷ đồng.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết 2030, nông dân có thêm 7.500 tỷ/năm
(VNF) - Theo tờ trình của Bộ Tài chính, việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) đến hết năm 2030, mỗi năm khoảng 7.500 tỷ đồng sẽ không làm giảm thu
'Ông lớn' Điện máy Việt Hàn bị truy thu 1,7 tỷ đồng tiền thuế
(VNF) - Cục Thuế thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Hàn nộp tiền truy thu, xử phạt, tiền chậm nộp 1,7 tỷ đồng.
Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.