Người giàu Trung Quốc tích cực đổ tiền ra nước ngoài

Thanh Tú - 06/09/2024 10:40 (GMT+7)

(VNF) - Theo các nhà quản lý và cố vấn tài sản, những người giàu có ở Trung Quốc ngày càng tìm cách chuyển vốn ra nước ngoài để theo đuổi các cơ hội kinh doanh, thay vì chỉ theo đuổi lợi nhuận đầu tư.

Tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở nước ngoài

Ông Ryota Kadogaki, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành toàn cầu của Monolith - một công ty tư vấn cho các công ty gia đình có trụ sở tại Nhật Bản, cho biết năm nay có một xu hướng “rất đáng kể” các công ty gia đình Trung Quốc muốn mua lại các doanh nghiệp nhỏ hơn ở Nhật Bản.

“Tôi cũng đang học tiếng Trung và tôi đang nghĩ đến việc thuê người nói tiếng Trung vào công ty của mình ngay bây giờ”, ông nói, lưu ý rằng tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và đồng yên Nhật yếu hơn chính là yếu tố chính dẫn tới xu thế này.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, các nhà đầu tư có trụ sở tại Trung Quốc đại lục đã tăng các khoản đầu tư trực tiếp phi tài chính ra nước ngoài thêm 16,2% lên tương đương 83,55 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7. Bộ này cho biết các khoản đầu tư này bao gồm hơn 6.100 doanh nghiệp tại 152 quốc gia và khu vực.

“Hầu hết khách hàng của chúng tôi là những doanh nhân gốc Trung Quốc đang tìm cách toàn cầu hóa hơn nữa”, ông Grant Pan, giám đốc tài chính của công ty quản lý tài sản Noah Holdings có trụ sở tại Trung Quốc, nói với CNBC.

“Rõ ràng là họ ít nhất cũng đang để mắt đến các cơ hội cho doanh nghiệp của mình vươn ra toàn thế giới. Rõ ràng là có áp lực chậm lại về mặt thị trường trong nước đối với nhiều ngành công nghiệp. Nhiều khách hàng của chúng tôi có vẻ bận rộn hơn trước đây. Khi họ khám phá các thị trường mới, họ đi du lịch thường xuyên hơn, điều này ít nhiều giúp họ có góc nhìn tốt hơn về phân bổ vốn toàn cầu”, ông Grant Pan cho biết thêm.

Noah Holdings cho biết số lượng khách hàng đăng ký ở nước ngoài của công ty đã tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái lên gần 16.800 tính đến cuối tháng 6. Số lượng khách hàng nước ngoài đang hoạt động của công ty đã tăng gần 63% so với cùng kỳ năm trước lên 3.244.

Theo báo cáo thu nhập quý của Noah, tài sản được quản lý ở nước ngoài tăng gần 15% lên 5,4 tỷ USD so với năm trước, trong khi tài sản được quản lý ở Trung Quốc đại lục giảm hơn 6% xuống còn 15,8 tỷ USD.

Trung Quốc đại lục kiểm soát chặt chẽ vốn với hạn mức chính thức là 50.000 USD ngoại tệ ở nước ngoài một năm. Điều đó có nghĩa là những người Trung Quốc giàu có từ lâu đã tìm kiếm những cách thay thế để gia tăng của cải bên ngoài đất nước.

Ông Kadogaki lưu ý rằng việc mua các công ty nước ngoài là cách để các nhà đầu tư Trung Quốc chuyển tài sản ra nước ngoài. Ông cũng chia sẻ ví dụ về cách một quỹ đầu tư vào một công ty công nghệ ở Trung Quốc hiện có thể tìm cách mua một cửa hàng bán lẻ ở Nhật Bản để mở rộng doanh thu tiềm năng.

Vào tháng 6/2023, ông Kadogaki cho biết công ty của ông đã bắt đầu hợp tác với Canopy - một công ty phần mềm quản lý tài sản có trụ sở tại Singapore đang hợp tác với nhiều quỹ liên quan đến Trung Quốc, để giúp họ bản địa hóa tại Nhật Bản.

“Chúng tôi có thể là cánh cổng để khách hàng của họ đầu tư vào Nhật Bản”, ông nói.

Hiện tại, Canopy cho biết hệ thống của họ hỗ trợ tiếng Anh, tiếng Trung giản thể và phồn thể và tiếng Đức. Công ty tuyên bố họ làm việc với hơn 300 đơn vị giám sát với hơn 160 tỷ USD tài sản chưa được báo cáo.

Một sự thay đổi “hợp lý” sau cơn sốt hậu Covid-19

Sự dịch chuyển tài sản ra nước ngoài để khai thác các cơ hội kinh doanh xuất hiện khi nhiều công ty Trung Quốc đẩy nhanh quá trình mở rộng toàn cầu trong vài năm qua, đặc biệt là giai đoạn hậu Covid-19. Điều này chủ yếu là do tăng trưởng trong nước chậm lại sau nhiều năm mở rộng nhanh chóng.

ExecuJet Haite đã khai trương một trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành máy bay phản lực tư nhân tại Sân bay quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh vào ngày 27/8.

Điều này trái ngược với cách mà thế hệ doanh nhân Trung Quốc trước đây chủ yếu khai thác thị trường toàn cầu bằng cách đơn giản là xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc hoặc mua bất động sản ở nước ngoài.

Pan của Noah Holdings chỉ ra rằng nhiều khách hàng giàu có của công ty đã thành lập văn phòng và nơi cư trú thay thế tại Hồng Kông, Singapore hoặc Nhật Bản như một cách để khám phá các cơ hội kinh doanh toàn cầu trong khi vẫn duy trì hoạt động tại Trung Quốc.

“Nhiều doanh nhân không có sự phân biệt rõ ràng giữa doanh nghiệp và gia đình. Họ kiếm được tiền từ việc điều hành doanh nghiệp như vậy và đôi khi họ bơm vốn trở lại cho gia đình", ông Pan cho hay.

Những nỗ lực ngày càng mạo hiểm hơn của cư dân Trung Quốc giàu có trong việc thâm nhập vào các thị trường toàn cầu cũng có thể được phản ánh qua nhu cầu du lịch quốc tế riêng tư.

Ông Paul Desgrosseilliers, tổng giám đốc của ExecuJet Haite General Aviation Services - đơn vị điều hành các trung tâm bảo dưỡng máy bay tư nhân, cho biết: “Cho dù là Đông Nam Á, Trung Đông hay châu Phi, các tập đoàn Trung Quốc đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở những khu vực này, vì vậy tôi nghĩ rằng các giám đốc điều hành từ Trung Quốc có nhu cầu sử dụng máy bay tầm xa (tư nhân)... Chúng tôi thấy có rất nhiều chuyến bay đến đó” .

Là một phần của kế hoạch nhiều năm, ExecuJet Haite đã khai trương một trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành máy bay phản lực tư nhân tại Sân bay quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh vào ngày 27/8. Trung tâm này được cho là lớn nhất về hàng không thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương, có thể tiếp cận một kênh được chỉ định tại sân bay để xử lý thủ tục nhập cư và hải quan quốc tế.

Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng xu hướng người Trung Quốc giàu có muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của họ trên toàn cầu vẫn còn trong giai đoạn tương đối sớm và không phải gia đình nào cũng sẽ chọn ra nước ngoài.

Theo CNBC
Trung Quốc tài trợ thêm 51 tỷ USD cho châu Phi, hứa hẹn 1 triệu việc làm

Trung Quốc tài trợ thêm 51 tỷ USD cho châu Phi, hứa hẹn 1 triệu việc làm

Tài chính quốc tế
(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 5/9 đã cam kết tăng cường tài trợ 51 tỷ USD cho châu Phi nhằm ủng hộ nhiều sáng kiến cơ sở hạ tầng hơn và cam kết tạo ra ít nhất 1 triệu việc làm.
Cùng chuyên mục
Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.

 DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu

Lần theo bước chân  khối ngoại trên TTCK Việt Nam

Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam

(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

(VNF) - Cùng với việc Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings cũng thông báo hạ chỉ tiêu kinh doanh năm nay. Sắp tới, Tập đoàn sẽ thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH đã có phản ứng "dữ dội".