Người Nhật và chiến lược 'xuất khẩu' trải nghiệm tiêu dùng vào Việt Nam

Hoàng Minh - 04/06/2025 15:30 (GMT+7)

(VNF) - Với thế mạnh về thương mại, ẩm thực, mỹ phẩm và chuỗi dịch vụ theo tiêu chuẩn Nhật Bản, các doanh nghiệp Nhật đang mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam không chỉ bằng vốn đầu tư mà còn bằng trải nghiệm và niềm tin người tiêu dùng.

Chiếm lĩnh từ bán lẻ, F&B đến mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 3/2025, các nhà đầu tư Nhật Bản đã triển khai 5.557 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 78,6 tỷ USD, đứng trong top ba quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất vào Việt Nam.

Năm 2024, thị trường bán lẻ Việt Nam ước tính đạt giá trị 276 tỷ đô la Mỹ và dự kiến đạt 499 tỷ đô la Mỹ vào năm 2029, tương ứng với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 12% từ năm 2024 đến năm 2029.

Trong hơn một thập kỷ qua, các tập đoàn bán lẻ lớn của Nhật Bản đã mở rộng sự hiện diện của mình tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Trong đó, AEON là đại diện tiêu biểu. Công ty con của tập đoàn bán lẻ khổng lồ Nhật Bản AEON Group đã thâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2014 và đầu tư hàng trăm triệu USD xây dựng 10 trung tâm thương mại, hơn 200 siêu thị mini tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương. Tập đoàn có kế hoạch mở thêm ít nhất 10 điểm mới đến năm 2030.

Năm 2018, tập đoàn Sumitomo đã hợp tác với tập đoàn BRG để thành lập chuỗi siêu thị Nhật Bản Fujimart tại Hà Nội, với 15 cửa hàng, diện tích mỗi cửa hàng khoảng 1.000 m², cung cấp hơn 8.000 mặt hàng. Theo kế hoạch, FujiMart dự kiến mở thêm 50 cửa hàng mới trên toàn quốc vào năm 2028, với mục tiêu mở từ 5 đến 10 cửa hàng mỗi năm.

Một thương hiệu nổi bật khác trong hệ sinh thái bán lẻ hàng Nhật tại Việt Nam là Sakuko Japanese Store. Sakuko phát triển theo mô hình chuỗi siêu thị mini chuyên bán hàng nội địa Nhật Bản, với hơn 40 cửa hàng phủ rộng khắp Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc.

FamilyMart, chuỗi tiện lợi có mặt tại Việt Nam từ 2009, hiện duy trì hơn 150 cửa hàng tại TP.HCM và Bình Dương. Mặc dù không mở rộng quá nhanh, nhưng FamilyMart giữ khách hàng ổn định nhờ mô hình “điểm ăn uống tiện lợi” đậm phong cách Nhật, phù hợp với thói quen tiêu dùng của dân văn phòng và sinh viên.

Thị trường mỹ phẩm, thực phẩm chức năng cũng là “mảnh đất vàng” cho các doanh nghiệp Nhật với vô số các thương hiệu nổi tiếng: Shiseido, Transino, SK-II, Kosé, Kanebo, Menard, Hada Labo (thuộc Rohto), DHC, Orihio, Fancl, Asahi, Yakult... đã có mặt từ sớm và xây dựng hệ thống phân phối riêng, sở hữu chuỗi cửa hàng độc lập tại các trung tâm thương mại.

Trong lĩnh vực F&B, các thương hiệu Nhật như Waku-Waku, Yoshinoya, Gyu-Kaku, Sushiro, Marukame Udon, Ippudo, Pepper Lunch, Coco Ichibanya, Tenku, Hatoyama… đang từng bước xây dựng chuỗi nhà hàng theo mô hình nhượng quyền hoặc đầu tư trực tiếp. Theo thống kê không chính thức từ Hiệp hội F&B Việt Nam, hiện có hơn 300 nhà hàng mang thương hiệu Nhật đang hoạt động tại các thành phố lớn.

Daiso là chuỗi cửa hàng đồng giá Nhật Bản với hơn 3.000 cửa hàng trên toàn quốc tại Việt Nam, được đông đảo người tiêu dùng yêu thích nhờ đa dạng sản phẩm gia dụng, văn phòng phẩm và đồ dùng cá nhân với mức giá hợp lý. Chuỗi này tiếp tục mở rộng quy mô nhanh chóng, chiếm lĩnh thị phần lớn trong phân khúc cửa hàng tiện lợi và đồng giá.

Uniqlo, Tokyo Life là các thương hiệu thời trang Nhật Bản quen thuộc tại Việt Nam. Với chiến lược tập trung vào sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu, đơn giản và thoải mái, các thương hiệu này liên tục tăng trưởng doanh thu 2 con số mỗi năm, giữ vị trí quan trọng trong thị trường bán lẻ thời trang tại Việt Nam.

Muji, thương hiệu bán lẻ đa dạng sản phẩm phong cách tối giản của Nhật, đang vận hành khoảng 10 cửa hàng lớn tại các trung tâm thương mại hàng đầu Việt Nam. Nhờ tập trung vào sản phẩm thân thiện môi trường và trải nghiệm khách hàng, Muji ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu ổn định, củng cố vị thế trong phân khúc hàng tiêu dùng cao cấp tại thị trường Việt Nam.

Tâm lý chuộng hàng Nhật và chiến lược "xuất khẩu trải nghiệm"

Một yếu tố đặc biệt giúp doanh nghiệp Nhật thành công ở Việt Nam là tâm lý ưa chuộng hàng Nhật của người tiêu dùng Việt. Từ thời kỳ hậu chiến tranh đến nay, hàng Nhật luôn được gắn với chất lượng cao, độ bền và sự chỉn chu trong thiết kế, dịch vụ.

Một khảo sát về nhận thức của người tiêu dùng đối với xuất xứ của hàng hóa đã được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Statista trên 52 quốc gia từ hơn 43.000 người (các quốc gia được đưa vào khảo sát đại diện cho 90% dân số toàn cầu).

Trong đó, Nhật Bản xếp thứ 8 và Nhật Bản được đánh giá là quốc gia có chất lượng hàng hóa tốt nhất nhì tại hơn 17 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong lòng người tiêu dùng Việt Nam - “Made in Japan” là lời khẳng định về chất lượng.

Doanh nghiệp Nhật rất hiểu điều này và tận dụng tối đa. AEON không chỉ bày bán hàng Nhật mà còn đưa phong cách phục vụ Nhật – "Omotenashi" – vào mọi khâu: từ việc nhân viên cúi chào khách, chăm chút gói hàng, đến dịch vụ hậu mãi. Ngoài ra, nhiều thương hiệu Nhật còn chủ động "Việt hóa" sản phẩm mà không làm mất đi bản sắc.

Chiến lược dài hơi của nhiều doanh nghiệp Nhật là "xuất khẩu trải nghiệm tiêu dùng kiểu Nhật" ra Đông Nam Á. Việt Nam được chọn là thị trường trọng điểm vì có dân số trẻ, tầng lớp trung lưu đang tăng và sự mở rộng nhanh chóng của đô thị hóa. Những thương hiệu như Uniqlo hay Muji không chỉ mở cửa hàng mà còn tổ chức các hoạt động văn hóa – giáo dục, định hướng tiêu dùng, xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành.

“Chuẩn Nhật” – Bảo chứng cho chất lượng và niềm tin tiêu dùng

Trong tâm lý người tiêu dùng Việt Nam, hàng hóa và dịch vụ mang tiêu chuẩn Nhật Bản từ lâu đã chiếm một vị trí đặc biệt. Cụm từ “chuẩn Nhật” không chỉ là một mô tả kỹ thuật, mà còn là bảo chứng cho sự chính xác, độ bền và tính an toàn vượt trội.

Từ hàng điện tử cho tới thực phẩm đóng gói hay mỹ phẩm, bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất theo công nghệ hoặc tiêu chuẩn Nhật đều dễ dàng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt.

Không chỉ vậy, sự ưa chuộng hàng Nhật tại Việt Nam còn bắt nguồn từ hình ảnh quốc gia gắn liền với kỷ luật, sự cầu toàn và tinh thần “monozukuri” – triết lý làm ra sản phẩm bằng cả trái tim và danh dự.

Doanh nghiệp Nhật Bản không ngừng khai thác một cách khéo léo. Họ duy trì mức độ kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trong toàn bộ chuỗi cung ứng, đồng thời truyền thông mạnh mẽ thông điệp về chất lượng và giá trị bền vững – những yếu tố chạm đến nhu cầu ngày càng cao của tầng lớp trung lưu Việt Nam.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu quốc tế, việc duy trì chuẩn mực “made by Japan” trở thành lợi thế cạnh tranh đặc biệt của các doanh nghiệp đến từ xứ sở mặt trời mọc, một khái niệm đã trở thành biểu tượng trong đời sống tiêu dùng của Việt Nam.

Dòng vốn Nhật Bản: Dấu ấn đậm nét trên bản đồ kinh tế Việt Nam

Dòng vốn Nhật Bản: Dấu ấn đậm nét trên bản đồ kinh tế Việt Nam

Đầu tư
(VNF) - Phủ sóng trên mọi lĩnh vực từ công nghiệp chế tạo đến bán lẻ, bất động sản và ngân hàng, các doanh nghiệp Nhật Bản đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Với hơn 5.500 dự án và gần 80 tỷ USD vốn đầu tư, Nhật Bản đang gia tăng hiện diện không chỉ về lượng vốn mà cả chất lượng công nghệ và mô hình quản trị một cách đậm nét trên bản đồ kinh tế Việt Nam.
Cùng chuyên mục
 IPP Group và Sun Group cùng đề xuất mở rộng Sân bay Phú Quốc: Bộ Xây dựng nói gì?

IPP Group và Sun Group cùng đề xuất mở rộng Sân bay Phú Quốc: Bộ Xây dựng nói gì?

09/06/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có phản hồi về đề xuất tham gia đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group) và Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group).

Bất chấp căng thẳng thuế quan, dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam

Bất chấp căng thẳng thuế quan, dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam

08/06/25 15:00 (GMT+7)

(VNF) - GS.TS Nguyễn Mại, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) khẳng định, niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố, khi không chỉ đến đầu tư mới mà còn mở rộng quy mô hoạt động hiện hữu.

Bình Định duyệt dự án tái chế vải tỷ USD của Tập đoàn Thụy Điển

Bình Định duyệt dự án tái chế vải tỷ USD của Tập đoàn Thụy Điển

08/06/25 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Dự án Tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester trị giá 1 tỷ USD tại Khu công nghiệp Nhơn Hội, hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghiệp không phát thải.

Bình Định có thêm dự án nhà máy sản xuất giấy 700 tỷ đồng

Bình Định có thêm dự án nhà máy sản xuất giấy 700 tỷ đồng

08/06/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Bình Định vừa chấp thuận cho Công ty cổ phần Sản xuất giấy Anh Đức đầu tư dự án nhà máy sản xuất giấy công suất 97.000 tấn/năm, tổng vốn 700 tỷ đồng, đặt tại Khu công nghiệp Nhơn Hòa.

Tham vọng 'xanh hóa' của Hà Nội: Buộc dự án công dùng vật liệu tái chế

Tham vọng 'xanh hóa' của Hà Nội: Buộc dự án công dùng vật liệu tái chế

07/06/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách ở Hà Nội sẽ phải dùng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 xử lý 90% lượng chất thải xây dựng, trong đó 60% được tái chế.

Nguyên nhân khiến các tập đoàn công nghệ tăng phát thải carbon gấp 2,5 lần

Nguyên nhân khiến các tập đoàn công nghệ tăng phát thải carbon gấp 2,5 lần

07/06/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Lượng khí thải nhà kính từ các công ty công nghệ lớn trên toàn cầu đã tăng 150% trong giai đoạn 2020-2023. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và hoạt động của các trung tâm dữ liệu là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này, với các tên tuổi lớn như Amazon, Microsoft, Meta và Alphabet ghi nhận mức tăng đáng kể.

TP. HCM: Gần 600 tỷ làm nút giao thông Bến Lức - Long Thành

TP. HCM: Gần 600 tỷ làm nút giao thông Bến Lức - Long Thành

07/06/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - UBND TP.HCM vừa có quyết định về chủ trương đầu tư hoàn chỉnh nút giao Bến Lức - Long Thành với quốc lộ 50, tổng vốn 590 tỷ đồng.

Mục tiêu tăng trưởng 8%: Đừng chỉ trông chờ vào đầu tư công

Mục tiêu tăng trưởng 8%: Đừng chỉ trông chờ vào đầu tư công

06/06/25 17:29 (GMT+7)

(VNF) - Theo các chuyên gia, đầu tư công chỉ có thể phát huy hiệu quả thực sự nếu khu vực tư nhân cũng có lực đẩy và thu hút FDI thuận lợi hơn.

Thêm 'đại gia' giao thông Việt xin tự bỏ vốn mở rộng cao tốc Bắc - Nam

Thêm 'đại gia' giao thông Việt xin tự bỏ vốn mở rộng cao tốc Bắc - Nam

06/06/25 15:19 (GMT+7)

(VNF) - Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) là doanh nghiệp tiếp theo đề xuất tự bỏ vốn mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức PPP.

Đề nghị Vinspeed và THACO: Hoàn thiện hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Đề nghị Vinspeed và THACO: Hoàn thiện hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

06/06/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Xây dựng đề nghị Vinspeed và Tập đoàn Trường Hải khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tuyến ĐSĐTĐC Bắc – Nam; nội dung hồ sơ theo quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư.

Năng lượng sạch toàn cầu hút 2.200 tỷ USD, gấp đôi nhiên liệu hóa thạch

Năng lượng sạch toàn cầu hút 2.200 tỷ USD, gấp đôi nhiên liệu hóa thạch

06/06/25 08:15 (GMT+7)

(VNF) - Chi tiêu cho năng lượng sạch tăng mạnh đẩy tổng đầu tư năng lượng toàn cầu năm 2025 lên mức kỷ lục 3.300 tỷ USD, với Trung Quốc dẫn đầu xu hướng chuyển dịch.

TP. HCM: Chi gần 20.000 tỷ nối đường Võ Văn Kiệt về Long An

TP. HCM: Chi gần 20.000 tỷ nối đường Võ Văn Kiệt về Long An

05/06/25 16:30 (GMT+7)

(VNF) - TP. HCM dự kiến nối đường Võ Văn Kiệt từ quốc lộ 1 đến tỉnh Long An có tổng chiều dài 14,6km, tổng mức đầu tư toàn tuyến khoảng 19.397 tỷ đồng

Cơ khí chính xác Nhật Bản: Kết nối Việt Nam vào chuỗi công nghiệp toàn cầu

Cơ khí chính xác Nhật Bản: Kết nối Việt Nam vào chuỗi công nghiệp toàn cầu

05/06/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Sự hiện diện của các tập đoàn cơ khí chính xác Nhật Bản tại Việt Nam đang góp phần xây dựng nền tảng công nghiệp hỗ trợ, từng bước đưa Việt Nam tiến gần hơn đến chuỗi giá trị toàn cầu. Với công nghệ cao, yêu cầu kỹ thuật khắt khe và tầm nhìn dài hạn, đầu tư của Nhật Bản vào lĩnh vực này không chỉ mang lại giá trị sản xuất mà còn chuyển giao kỹ năng, kỷ luật và chuỗi cung ứng hoàn chỉnh.

Tăng trưởng cao và cam kết Net Zero: Điện lực trước bài toán hai chiều

Tăng trưởng cao và cam kết Net Zero: Điện lực trước bài toán hai chiều

05/06/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Việc Việt Nam cùng lúc theo đuổi hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 đang tạo ra một bài toán đầy thách thức cho ngành năng lượng. Để vừa thúc đẩy phát triển, vừa đảm bảo bền vững môi trường, ngành điện buộc phải tìm được lời giải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo cam kết Net Zero.

  Đà Nẵng đầu tư 1.400 tỷ đồng làm công viên, tiền đền bù gần 1.300 tỷ

Đà Nẵng đầu tư 1.400 tỷ đồng làm công viên, tiền đền bù gần 1.300 tỷ

04/06/25 15:57 (GMT+7)

(VNF) - Đà Nẵng đầu tư gần 1.400 tỷ đồng từ ngân sách để xây dựng Công viên công cộng phía Bắc đường Phan Đăng Lưu và hạ tầng kỹ thuật khu vực Nại Nam nhằm hoàn thiện không gian đô thị, kết nối cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế - du lịch.

Lô gạo 'xanh' đầu tiên của Việt Nam xuất sang Nhật Bản

Lô gạo 'xanh' đầu tiên của Việt Nam xuất sang Nhật Bản

04/06/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Việt Nam vừa xuất khẩu lô gạo phát thải thấp đầu tiên sang Nhật Bản, đánh dấu bước khởi đầu cho hành trình đưa gạo “xanh” ra thị trường quốc tế. Lô hàng thuộc giống Japonica, sản xuất theo Đề án 1 triệu ha, mang nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”.

SCG phát triển nhiều sản phẩm xanh tại Việt Nam

SCG phát triển nhiều sản phẩm xanh tại Việt Nam

04/06/25 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Tập đoàn Thái Lan SCG vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với nhiều tín hiệu tích cực, cho thấy sự phục hồi rõ nét sau giai đoạn biến động thương mại toàn cầu. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong chiến lược phát triển bền vững và mở rộng thị trường của tập đoàn.

Bình Dương: Thúc tiến độ 2 tuyến đường hơn 35.000 tỷ đồng

Bình Dương: Thúc tiến độ 2 tuyến đường hơn 35.000 tỷ đồng

04/06/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) -UBND tỉnh Bình Dương thúc đẩy tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) 2 dự án giao thônghơn 35.000 tỷ đồng

'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero

'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero

03/06/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo chuyên gia Bùi Thị Mến, trong hành trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chính sách thuế – đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp – cần được tái cấu trúc để trở thành công cụ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch.

Đầu tư hạ tầng – logistics: Nhật Bản thiết lập mạng lưới hậu cần tại Việt Nam

Đầu tư hạ tầng – logistics: Nhật Bản thiết lập mạng lưới hậu cần tại Việt Nam

03/06/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Không còn chỉ tập trung vào sản xuất công nghiệp nhẹ như trước đây, dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản đang chuyển hướng mạnh mẽ sang lĩnh vực hạ tầng và logistics tại Việt Nam. Từ hệ thống kho lạnh, cảng biển đến các trung tâm logistics tích hợp, các nhà đầu tư Nhật đang hiện thực hóa tham vọng xây dựng một mạng lưới hậu cần hiện đại kết nối Việt Nam với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tham vọng 2 dự án điện gió 2.300 tỷ, 'sức khỏe' tài chính của SCI ra sao?

Tham vọng 2 dự án điện gió 2.300 tỷ, 'sức khỏe' tài chính của SCI ra sao?

02/06/25 09:45 (GMT+7)

(VNF) - Công ty Cổ phần SCI (mã CK: S99) là nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện hai dự án điện gió gồm: Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt và SCI Tân Thành tại tỉnh Quảng Trị, với tổng mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.

Công nghiệp điện tử: Hút vốn FDI Nhật Bản lớn nhất vào Việt Nam

Công nghiệp điện tử: Hút vốn FDI Nhật Bản lớn nhất vào Việt Nam

02/06/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam mang đậm dấu ấn Nhật Bản với sự hiện diện của hàng loạt thương hiệu lớn. Không chỉ mang theo vốn đầu tư và công nghệ, các doanh nghiệp điện tử Nhật còn đóng vai trò quan trọng trong định hình chuỗi cung ứng, đào tạo nhân lực và phát triển công nghiệp hỗ trợ nội địa.

Bình Định: Làm đường 1.600 tỷ nối Cao tốc Bắc - Nam với KCN Hoài Mỹ

Bình Định: Làm đường 1.600 tỷ nối Cao tốc Bắc - Nam với KCN Hoài Mỹ

02/06/25 07:15 (GMT+7)

Bình Định sẽ đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường dài hơn 9km kết nối cao tốc Bắc – Nam với Khu công nghiệp Hoài Mỹ, góp phần hoàn thiện hạ tầng và thúc đẩy phát triển công nghiệp tại thị xã Hoài Nhơn.

Tin khác
'Ông lớn' Thái Lan thâu tóm 100% DN nhựa Việt Nam với định giá 9.400 tỷ đồng

'Ông lớn' Thái Lan thâu tóm 100% DN nhựa Việt Nam với định giá 9.400 tỷ đồng

(VNF) - Với thương vụ này, SCGP nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Duy Tân lên 100%, chính thức biến một trong những thương hiệu nhựa lớn nhất Việt Nam thành công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của người Thái.

 IPP Group và Sun Group cùng đề xuất mở rộng Sân bay Phú Quốc: Bộ Xây dựng nói gì?

IPP Group và Sun Group cùng đề xuất mở rộng Sân bay Phú Quốc: Bộ Xây dựng nói gì?

Bất chấp căng thẳng thuế quan, dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam

Bất chấp căng thẳng thuế quan, dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam

Bình Định duyệt dự án tái chế vải tỷ USD của Tập đoàn Thụy Điển

Bình Định duyệt dự án tái chế vải tỷ USD của Tập đoàn Thụy Điển

Bình Định có thêm dự án nhà máy sản xuất giấy 700 tỷ đồng

Bình Định có thêm dự án nhà máy sản xuất giấy 700 tỷ đồng

Tham vọng 'xanh hóa' của Hà Nội: Buộc dự án công dùng vật liệu tái chế

Tham vọng 'xanh hóa' của Hà Nội: Buộc dự án công dùng vật liệu tái chế

Nguyên nhân khiến các tập đoàn công nghệ tăng phát thải carbon gấp 2,5 lần

Nguyên nhân khiến các tập đoàn công nghệ tăng phát thải carbon gấp 2,5 lần

TP. HCM: Gần 600 tỷ làm nút giao thông Bến Lức - Long Thành

TP. HCM: Gần 600 tỷ làm nút giao thông Bến Lức - Long Thành

Mục tiêu tăng trưởng 8%: Đừng chỉ trông chờ vào đầu tư công

Mục tiêu tăng trưởng 8%: Đừng chỉ trông chờ vào đầu tư công

Thêm 'đại gia' giao thông Việt xin tự bỏ vốn mở rộng cao tốc Bắc - Nam

Thêm 'đại gia' giao thông Việt xin tự bỏ vốn mở rộng cao tốc Bắc - Nam

Đề nghị Vinspeed và THACO: Hoàn thiện hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Đề nghị Vinspeed và THACO: Hoàn thiện hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Năng lượng sạch toàn cầu hút 2.200 tỷ USD, gấp đôi nhiên liệu hóa thạch

Năng lượng sạch toàn cầu hút 2.200 tỷ USD, gấp đôi nhiên liệu hóa thạch

TP. HCM: Chi gần 20.000 tỷ nối đường Võ Văn Kiệt về Long An

TP. HCM: Chi gần 20.000 tỷ nối đường Võ Văn Kiệt về Long An

Cơ khí chính xác Nhật Bản: Kết nối Việt Nam vào chuỗi công nghiệp toàn cầu

Cơ khí chính xác Nhật Bản: Kết nối Việt Nam vào chuỗi công nghiệp toàn cầu

Tăng trưởng cao và cam kết Net Zero: Điện lực trước bài toán hai chiều

Tăng trưởng cao và cam kết Net Zero: Điện lực trước bài toán hai chiều

  Đà Nẵng đầu tư 1.400 tỷ đồng làm công viên, tiền đền bù gần 1.300 tỷ

Đà Nẵng đầu tư 1.400 tỷ đồng làm công viên, tiền đền bù gần 1.300 tỷ

Lô gạo 'xanh' đầu tiên của Việt Nam xuất sang Nhật Bản

Lô gạo 'xanh' đầu tiên của Việt Nam xuất sang Nhật Bản

SCG phát triển nhiều sản phẩm xanh tại Việt Nam

SCG phát triển nhiều sản phẩm xanh tại Việt Nam

Bình Dương: Thúc tiến độ 2 tuyến đường hơn 35.000 tỷ đồng

Bình Dương: Thúc tiến độ 2 tuyến đường hơn 35.000 tỷ đồng

'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero

'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero

Đầu tư hạ tầng – logistics: Nhật Bản thiết lập mạng lưới hậu cần tại Việt Nam

Đầu tư hạ tầng – logistics: Nhật Bản thiết lập mạng lưới hậu cần tại Việt Nam

Tham vọng 2 dự án điện gió 2.300 tỷ, 'sức khỏe' tài chính của SCI ra sao?

Tham vọng 2 dự án điện gió 2.300 tỷ, 'sức khỏe' tài chính của SCI ra sao?

Công nghiệp điện tử: Hút vốn FDI Nhật Bản lớn nhất vào Việt Nam

Công nghiệp điện tử: Hút vốn FDI Nhật Bản lớn nhất vào Việt Nam

Bình Định: Làm đường 1.600 tỷ nối Cao tốc Bắc - Nam với KCN Hoài Mỹ

Bình Định: Làm đường 1.600 tỷ nối Cao tốc Bắc - Nam với KCN Hoài Mỹ