Đầu tư hạ tầng – logistics: Nhật Bản thiết lập mạng lưới hậu cần tại Việt Nam
Hoàng Minh -
03/06/2025 10:00 (GMT+7)
(VNF) - Không còn chỉ tập trung vào sản xuất công nghiệp nhẹ như trước đây, dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản đang chuyển hướng mạnh mẽ sang lĩnh vực hạ tầng và logistics tại Việt Nam. Từ hệ thống kho lạnh, cảng biển đến các trung tâm logistics tích hợp, các nhà đầu tư Nhật đang hiện thực hóa tham vọng xây dựng một mạng lưới hậu cần hiện đại kết nối Việt Nam với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhật Bản đầu tư chiến lược vào hạ tầng hậu cần Việt Nam
Dòng vốn từ Nhật Bản đang dịch chuyển theo hướng ngày càng bền vững và bài bản hơn. Trong những năm gần đây, thay vì chỉ đầu tư vào các nhà máy sản xuất, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã bắt đầu đổ vốn vào các công trình hạ tầng logistics quy mô lớn, từ đó xây dựng các chuỗi cung ứng tích hợp, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và nội địa hóa.
Tiêu biểu cho xu hướng này là các dự án của Sumitomo, Yokorei, Mitsui OSK Lines, hay Sagawa Express – những tập đoàn đã chọn Việt Nam là điểm đến chiến lược trong kế hoạch mở rộng hệ sinh thái logistics ở khu vực Đông Nam Á.
Điển hình, tập đoàn Sumitomo trở thành cổ đông chiến lược của Gemadept, một trong những doanh nghiệp logistics nội địa lớn nhất Việt Nam, với khoản đầu tư hơn 37 triệu USD để sở hữu 10% cổ phần. Thương vụ không chỉ mang lại nguồn vốn mà còn giúp kết nối hệ thống hậu cần từ các khu công nghiệp Việt Nam đến các cảng biển trọng yếu do Sumitomo quản lý tại Nhật Bản và Đông Á.
Mới đây, tập đoàn này tiếp tục đầu tư khu công nghiệp gần 3.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa với dự án Khu công nghiệp Thăng Long, tập trung vào các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Dự án hoạt động 50 năm, tiến độ triển khai đến tháng 12/2027. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ thu hút 50-250 nhà đầu tư thứ cấp thuê đất và xây dựng nhà xưởng, giải quyết việc làm cho khoảng 13.000- 40.000 lao động.
Tập đoàn Yamato Holdings, một trong những công ty vận chuyển hàng đầu Nhật Bản, chiếm khoảng 46% thị phần dịch vụ giao hàng tận nhà tại quốc gia này. Tập đoàn này đã bày tỏ mong muốn triển khai đầu tư xây dựng trung tâm logistics tại Việt Nam, bao gồm cả việc thành lập trung tâm đào tạo tài xế chuyên nghiệp và phòng thí nghiệm AI để nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào ngành vận tải.
Tiếp nối làn sóng đầu tư này, Yokorei Vietnam khởi công một trong những kho lạnh hiện đại nhất Đông Nam Á tại Long An, với tổng vốn hơn 50 triệu USD. Kho lạnh này không chỉ phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thủy sản, nông sản mà còn hướng đến tiêu chuẩn vận hành cao nhất theo chuẩn Nhật Bản – từ công nghệ kiểm soát nhiệt độ cho đến hệ thống phần mềm quản lý kho tự động.
Tập đoàn Mitsui O.S.K Lines (MOL) cũng đã có những động thái tìm hiểu cơ hội tại Cảng quốc tế Vĩnh Tân, cho thấy sự quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản đối với cơ sở hạ tầng logistics tại Việt Nam.
Không dừng lại ở khu vực phía Nam, các tập đoàn Nhật như Sagawa Express hay MOL Logistics đang ráo riết mở rộng mạng lưới dịch vụ logistics tại miền Bắc, đặc biệt quanh các tỉnh có khu công nghiệp như Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng – nơi tập trung hàng loạt nhà máy Nhật.
Theo thống kê của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), số lượng doanh nghiệp Nhật hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Không chỉ vận hành, các doanh nghiệp này đang tham gia sâu hơn vào thiết kế mô hình vận tải tối ưu, hỗ trợ chuyển đổi số chuỗi cung ứng cho khách hàng Nhật Bản và các FDI lớn tại Việt Nam.
Bài toán thể chế, nhân lực và “nội lực” trong cuộc đua hạ tầng
Mặc dù làn sóng đầu tư Nhật Bản mang lại luồng sinh khí mới cho ngành logistics Việt Nam, nhưng để tận dụng được hết cơ hội này, các chuyên gia cho rằng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức cả ngắn và dài hạn về thể chế, nhân lực và năng lực nội tại cần vượt qua nếu muốn biến hạ tầng logistics thành động lực tăng trưởng dài hạn.
Trước hết là hạ tầng kết nối chưa đồng bộ. Dù đã có hàng loạt tuyến cao tốc mới, nhưng khả năng kết nối giữa khu công nghiệp – trung tâm logistics – cảng biển vẫn còn rời rạc. Ở nhiều nơi, doanh nghiệp vẫn phải di chuyển hàng hóa bằng xe tải cỡ nhỏ qua nhiều chặng, tốn thời gian và chi phí.
Thứ hai là nguồn nhân lực logistics chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Theo Báo cáo phát triển nhân lực logistics của Bộ Công Thương, đến năm 2025, Việt Nam cần ít nhất 500.000 lao động trong ngành, nhưng hiện chỉ có khoảng 30% được đào tạo bài bản. Trong khi đó, các nhà đầu tư Nhật Bản có yêu cầu cao về quy trình, kỹ năng vận hành và tính chính xác trong chuỗi cung ứng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị Tập đoàn Yamato Holdings hỗ trợ thu hút đầu tư trong ngành logistics của Việt Nam, tăng cường hỗ trợ, cung cấp học bổng và hợp tác cùng các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu dành riêng cho ngành logistics trong tương lai.
Một vấn đề khác là thiếu tiêu chuẩn hóa dịch vụ logistics. Việt Nam hiện vẫn chưa có hệ thống chứng nhận thống nhất cho các dịch vụ logistics trong nước. Điều này khiến doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn khi tích hợp hoạt động với chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics Việt Nam quy mô vừa và nhỏ – vốn chiếm tỷ trọng lớn – lại thiếu năng lực công nghệ, khiến khó đạt chuẩn quốc tế.
Không thể không nhắc đến chi phí logistics cao, hiện chiếm khoảng 18% GDP, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Đây là con số đáng lo, đặc biệt khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào thị trường khu vực và toàn cầu, nơi mà tốc độ và chi phí logistics quyết định năng lực cạnh tranh.
Về chính sách, dù Việt Nam đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống logistics đến năm 2035, nhưng vẫn còn thiếu các công cụ thực thi rõ ràng, đặc biệt là trong việc thu hút nhà đầu tư vào các dự án BOT hạ tầng logistics – vốn cần sự ổn định, dài hạn và ít rủi ro pháp lý.
Để lĩnh vực này thực sự trở thành “bệ phóng” cho nền kinh tế, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần một chiến lược tổng thể từ trung ương đến địa phương, hoàn thiện hạ tầng kết nối, phát triển nhân lực chuyên sâu, thiết lập bộ tiêu chuẩn logistics quốc gia và tạo dựng môi trường đầu tư ổn định.
(VNF) - Công ty Cổ phần SCI (mã CK: S99) là nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện hai dự án điện gió gồm: Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt và SCI Tân Thành tại tỉnh Quảng Trị, với tổng mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.
(VNF) - Mới đây, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Danh mục 23 dự án điện lực với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 40.000tỷ, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.
(VNF) - Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư cho dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng Phân khu B - Khu công nghiệp Nam Thăng Bình. Dự án có vốn đầu tư 3.400 tỷ đồng, do một doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn BIN Corporation làm chủ đầu tư.
(VNF) - Ông Trần Bá Dương cho biết Thaco có thể đáp ứng tối thiểu 159.120 tỷ đồng, tương đương khoảng 6,26 tỷ USD và có thể đến 20% tổng vốn đầu tư của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
(VNF) - Dự án Bến cảng lỏng/khí hơn 5.400 tỷ đồng nhằm phục vụ kho dự trữ LNG, LPG tại Khu bến Liên Chiểu được Đà Nẵng bổ sung vào danh mục thu hút đầu tư.
(VNF) - Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero) đã trở thành cam kết quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tài chính xanh được xem là yếu tố then chốt nhằm huy động và định hướng dòng vốn vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững.
(VNF) - Nhật Bản là nhà đầu tư có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, với sự hiện diện dày đặc của các tên tuổi như Toyota, Honda, Suzuki, Mazda và Mitsubishi. Không chỉ cạnh tranh thị phần, các hãng còn âm thầm triển khai chiến lược nội địa hóa, phát triển chuỗi cung ứng...
(VNF) - Có 4 nhà đầu tư tên tuổi lớn trong lĩnh vực năng lượng đã đăng ký thực hiện dự án Nhà máy Điện gió Quảng Trị Win 1, trong đó có liên danh của ông chủ Tập đoàn Adani (Ấn Độ) – người giàu thứ 2 châu Á và thứ 24 của thế giới đăng ký thực hiện.
(VNF) - Hơn 4.000 MW điện mặt trời và điện gió đã xây dựng xong nhưng chưa được ký hợp đồng mua bán điện (PPA) hoặc bị cắt giảm công suất thường xuyên do không giải tỏa được lưới.
(VNF) - Hòa Phát vừa ký hợp đồng hợp tác với đối tác Đức về cung cấp công nghệ, dây chuyền, dự kiến cho xuất xưởng sản phẩm thép ray cao tốc đầu tiên trong quý I/2027.
(VNF) - Dự án mở rộng cao tốc La Sơn – Hòa Liên dài 65km với tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng vừa được khởi công, nhằm hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Huế và Đà Nẵng theo quy hoạch cao tốc Bắc – Nam.
(VNF) - Phủ sóng trên mọi lĩnh vực từ công nghiệp chế tạo đến bán lẻ, bất động sản và ngân hàng, các doanh nghiệp Nhật Bản đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Với hơn 5.500 dự án và gần 80 tỷ USD vốn đầu tư, Nhật Bản đang gia tăng hiện diện không chỉ về lượng vốn mà cả chất lượng công nghệ và mô hình quản trị một cách đậm nét trên bản đồ kinh tế Việt Nam.
(VNF) - Sóc Trăng đang tăng tốc phát triển công nghiệp với hàng loạt khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) quy mô lớn được quy hoạch và mở rộng, tiêu biểu là KCN Phú Mỹ 1.500ha. Các dự án nghìn tỷ đồng này hứa hẹn tạo cú hích cho tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư và giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương.
(VNF) - Dự án Khu đô thị Thiên Đường Sông Khoai tại xã Sông Khoai và phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh đang kêu gọi nhà đầu tư thực hiện dự án.
(VNF) - Theo TS Lê Hải Hưng, nếu không chuẩn bị sớm để tham gia vào thị trường carbon, Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội. Trước tiên là cơ hội xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia đã áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM). Chậm chân hơn nữa, Việt Nam có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng xuất khẩu cho thị trường có quy định này”, ông Hưng cảnh báo.
(VNF) - Thống đốc NHNN từng thừa nhận, việc thúc đẩy dòng vốn vào lĩnh vực xanh còn nhiều trở ngại, trong đó đáng kể nhất là việc các tổ chức tín dụng gặp khó do chưa có hướng dẫn cụ thể về phân loại xanh. Việc chậm ban hành danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia đang cản trở dòng vốn đầu tư vào các dự án xanh, bền vững. Liên quan đến vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tùng Anh – Giám đốc Dịch vụ Tài chính bền vững, FiinRatings.
(VNF) - Nếu chậm trễ chuyển đổi xanh, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí tuân thủ tăng cao khi các quy định quốc tế chính thức có hiệu lực. Rủi ro mất thị trường là hiện hữu nếu doanh nghiệp không kịp thích ứng với các yêu cầu về CBAM, ESG hay các quy định chống biến đổi khí hậu từ đối tác toàn cầu.
(VNF) - Phú Yên đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án Khu công nghiệp Hòa Tâm (giai đoạn 1) với tổng vốn hơn 4.188 tỷ đồng. Đây là khu công nghiệp chuyên ngành luyện kim do một công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát làm chủ đầu tư.
(VNF) - Sự phát triển đường sắt cao tốc trên thế giới không chỉ phản ánh trình độ công nghệ của mỗi quốc gia mà còn cho thấy tầm nhìn chiến lược về kết nối, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
(VNF) - Ban quản lý vịnh Hạ Long vừa tạm dừng hợp đồng về neo đậu, hoạt động tại các cảng, bến, vùng nước trên vịnh Hạ Long đối với tàu du lịch Thịnh An 88, QN-8618.
(VNF) - Dù tín dụng xanh đang ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 21% mỗi năm nhưng nhiều tổ chức tín dụng vẫn chưa có động thái rõ nét trong việc cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường.
(VNF) - Công ty Cổ phần SCI (mã CK: S99) là nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện hai dự án điện gió gồm: Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt và SCI Tân Thành tại tỉnh Quảng Trị, với tổng mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.
(VNF) - Ninh Bình – điểm đến gần Hà Nội, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Phố cổ Hoa Lư về đêm là trải nghiệm độc đáo, tái hiện kiến trúc Đại Việt thế kỷ 10, kết hợp không gian truyền thống và hiện đại.