Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nếu thắng thầu dự án này, đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp như Tập đoàn Hitachi, Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi của Nhật Bản.
"Chính phủ sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp để giành dự án này", Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản, Keiichi Ishii phát biểu trước các phóng viên vào hôm nay 15/12. "Hợp tác giữa các nhà lãnh đạo chính phủ và các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thỏa thuận thành công tại dự án đường cao tốc tại Ấn Độ tuần trước", ông Keiichi Ishii nói.
Nhật Bản, quốc gia xây dựng tàu cao tốc đầu tiên của thế giới hơn nửa thế kỷ trước, đang tăng cường nỗ lực để xuất khẩu công nghệ tàu Shinkansen của mình nhằm đạt mục tiêu cam kết của Thủ tướng Shinzo Abe về xuất khẩu đầu tư cơ sở hạ tầng đạt 30 nghìn tỷ yên (248 tỷ USD) vào năm 2020.
Dự án đường sắt cao tốc này đã được bật đèn xanh cách đây hơn hai năm. Một khi được đưa vào vận hành, nó sẽ giảm đáng kể thời gian di chuyển quãng đường 300 km giữa thủ đô hai nước ít nhất 4h đi bằng đường bộ xuống còn 90 phút, nhanh hơn các chuyến bay giá rẻ.
Malaysia và Singapore đã nhận được gần 250 hồ sơ dự thầu sau khi phát thông tin mời thầu cho dự án, và 98 hồ sơ đã được lọt vào danh sách chờ xét duyệt, tờ New Straits Times cho biết.
Mười bốn tổ chức nước ngoài trong số 98 hồ sơ đã được yêu cầu trình bày quan điểm, trong đó có công ty Alstom SA của Pháp, Siemens AG của Đức, CAF và Talgo SA của Tây Ban Nha, Bombardier của Canada và một số công ty đường sắt của Trung Quốc, cũng như các tập đoàn từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc là nhà cung cấp đầu máy toa xe lớn tại thị trường Malaysia, chiếm 80% của thị trường, ông Syed Hamid Albar, Chủ tịch Ủy ban Giao thông vận tải công cộng Malaysia cho biết. Trung Quốc đã bày tỏ sự "quan tâm" tới dự án đường sắt cao tốc Singapore - Kuala Lumpur, tuy nhiên, tất cả sẽ được cạnh tranh một cách công bằng, ông Syed Hamid nói.
Nhật Bản đã đánh bại Trung Quốc khi giành được hợp đồng đường sắt cao tốc đầu tiên của Ấn Độ. Quốc gia Nam Á đã chọn Nhật Bản trong việc hỗ trợ nước này xây dựng một tuyến tài cao tốc dài 505 km nối trung tâm tài chính Mumbai với Ahmedabad - một trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn ở bang Gujarat, Ấn Độ.
Tập đoàn Hitachi và Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi là hai đơn vị quản lý việc xây dựng các dự án tàu cao tốc, bao gồm cả dự án xuất khẩu tàu Shinkansen của Nhật Bản sang Đài Loan. Điểm mạnh chủ yếu của công nghệ Nhật Bản là an toàn với hồ sơ "không vụ tai nạn chết người nào" trong hơn nửa thế kỉ qua.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.