'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Theo quyết định xử phạt của Cục thuế tỉnh Ninh Bình, Nhiệt điện Ninh Bình bị phạt hành chính gần 810 triệu đồng vì loạt vi phạm như khai thiếu thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2022; lập hóa đơn không đúng thời điểm dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế (áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần)…
Về biện pháp khắc phục, Công ty phải nộp đủ số tiền truy thu thuế GTGT gần 3,2 tỷ đồng và tiền chậm nộp thuế hơn 648 triệu đồng.
Như vậy, tổng số tiền truy thu, phạt và chậm nộp thuế đối với NBP là gần 4,7 tỷ đồng. Quyết định có hiệu lực từ ngày 19/09/2024.
Được biết, CTCP Nhiệt điện Ninh Bình là công ty con của Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGENCO3), với tỷ lệ sở hữu 54,76% cổ phần.
CTCP Nhiệt điện Ninh Bình tiền thân là Nhà máy Điện Ninh Bình trực thuộc Công ty Điện lực miền Bắc thành lập năm 1974. Năm 2006, Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh hoạt động là công ty cổ phần. Nhiệt điện Ninh Bình sở hữu nhà máy có 4 tổ lò máy, mỗi tổ có công suất lắp đặt là 25MW, tổng công suất là 100MW.
Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2024, NBP lãi ròng chỉ hơn 1 tỷ đồng, giảm 93% so với cùng kỳ năm trước và mới thực hiện 17% mục tiêu năm. NBP lý giải kết quả lỗ này là do giá cố định năm 2024 là 139.306 đồng/kW/tháng trong khi đó năm 2023 giá cố định là 143.914 đồng/kW/tháng tương đương giảm 3,31%.
Doanh thu cố định giảm 3,3 tỷ đồng so với hợp đồng PPA do tổ máy ngừng vì sự cố mất khả dụng, tổ máy vận hành lâu ngày hiệu suất thấp, đăng ký với A0 ngừng tổ máy sửa chữa bảo dưỡng; vận hành không đúng biểu đồ A0 do thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến chân không của các tổ máy.
Trước đó, năm 2023, sau quý 2 lãi gần 22 tỷ đồng, NBP đã thua lỗ trở lại trong quý 3 với mức lỗ sau thuế 2,4 tỷ đồng.
Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, được xây dựng và đi vào vận hành tổ máy đầu tiên từ năm 1974 (đã hoạt động 50 năm). Hiện công nghệ của nhà máy đã cũ, lạc hậu, công suất nhỏ, hoạt động của cảng và các đường dây xuất tuyến ảnh hưởng đến cảnh quan, kiến trúc, quy hoạch đô thị Ninh Bình.
Do đó, Ninh Bình đã đề xuất có lộ trình sớm dừng hoạt động nhà máy để thực hiện quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tổng Công ty Phát điện 3 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương và UBND tỉnh Ninh Bình xem xét, chấp thuận đưa Dự án Nhà máy điện linh hoạt công suất 1.200MW tại Ninh Bình vào kế hoạch, quy hoạch điện VIII.
Trên cơ sở hồ sơ đề án nghiên cứu phát triển dự án Nhà máy điện linh hoạt do Viện Năng lượng lập tháng 11/2023, dự án Nhà máy điện linh hoạt sẽ có công suất 1.200MW, được xây dựng tại Trung tâm năng lượng thuộc xã Kim Đông (huyện Kim Sơn, Ninh Bình), cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 45km.
Diện tích sử dụng đất khoảng 78,6ha, trong đó: Nhà máy 1.200MW khoảng 17,6 ha (gồm sân phân phối và trạm biến áp); 61ha phần diện tích hướng tuyến đường dây đấu nối và hành lang an toàn đấu nối về TBA 220kV Nghĩa Hưng (Nam Định).
Sản lượng điện hàng năm khoảng 2.564GWh, sử dụng công nghệ động cơ đốt trong pit-tông RICE.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 24.871 tỷ đồng, doanh thu vận hành hàng năm ước đạt 13.972 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước bình quân hàng năm khoảng 555 tỷ đồng (thuế thu nhập doanh nghiệp).
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.