Nhức nhối nạn ăn cắp bản quyền trên thị trường NFT
Thanh Xuân -
12/06/2022 19:53 (GMT+7)
(VNF) - Việc “ăn cắp” hình ảnh của những người nổi tiếng và đăng bán dưới dạng NFT đang trở thành một trào lưu trong cộng đồng tiền điện tử. Nhiều người không phải là “cha đẻ” của tác phẩm nhưng vẫn có thể trục lợi hàng triệu USD một cách dễ dàng.
Các tác phẩm NFT có giá trị đang bị “ăn cắp” một cách công khai
Trục lợi từ lỗ hổng bản quyền
Gần đây, việc đăng bán hình ảnh của những người nổi tiếng dưới dạng NFT đang trở thành một trào lưu trong cộng đồng tiền mã hóa. Không chỉ ông Trịnh Văn Quyết và bà Nguyễn Phương Hằng, NFT về các vị tỷ phú người Việt nổi tiếng khác cũng đang được rao bán công khai, điển hình là ảnh ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Cụ thể, sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam, một người dùng ẩn danh đã đăng bán ảnh của vị chủ tịch FLC này dưới dạng NFT với mức giá 17.000 USD. Tiếp đó, một tài khoản ẩn danh khác có mã số 3B4583 đã đăng hình bà Phương Hằng với tiêu đề “Phuong Hang CEO” dưới dạng NFT và rao bán với giá 5 ETH (tương đương 16.850 USD).
Hình ảnh bà Phương Hằng được bán dưới dạng NFT
Mới đây nhất, nhiều hình ảnh NFT của vị chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng được rao bán với các mức giá khác nhau. Trong đó, NFT đắt tiền nhất có giá lên tới 13 ETH (gần 44.000 USD ~ 1 tỷ VNĐ). Trước đó, hình NFT của các nghệ sĩ Việt nổi tiếng như Hoài Linh và Đàm Vĩnh Hưng cũng được một tài khoản ẩn danh rao bán một cách tự nhiên và công khai.
Không chỉ sao Việt, các nghệ sĩ nước ngoài cũng bất lực nhìn tác phẩm nghệ thuật của mình bị “cướp” và bán dưới dạng NFT. Aja Trier là một họa sĩ sống tại San Antonio (Texas, Mỹ). Cô vốn đã quen với việc các tác phẩm của mình bị xâm phạm bản quyền và xuất hiện trên loạt áo phông, ốp điện thoại dù chưa được cô cho phép.
Thế nhưng, một ngày nọ, Trier kiểm tra email và bất ngờ nhận hàng loạt cảnh báo rằng các bức tranh phong cảnh nổi tiếng lấy cảm hứng từ Vincent Van Gogh của cô đã bị đăng bán dưới dạng NFT. Kẻ xấu đã phân tách các tác phẩm của cô thành 86.000 NFT và bán với giá chỉ 0,003 ETH (khoảng 10 USD) cho mỗi NFT.
Aja Trier bức xúc khi tác phẩm của cô bị “nhái” 86.000 lần dưới dạng NFT
Nhiều nghệ sĩ khác cũng không thể làm gì trước nạn “đánh cắp” tác phẩm và bị bán dưới dạng NFT kể từ khi loại hình nghệ thuật số này bùng nổ trong năm 2021. Các chuyên gia ước tính, những kẻ trộm cắp kiếm được hàng tỷ USD từ những hình ảnh không phải của mình.
Kẻ nhanh tay là người được lợi?
Về mặt kỹ thuật, quyền sở hữu và quyền tác giả của các tác phẩm NFT là khác nhau. Tuy nhiên, nói riêng về quyền tác giả, sẽ ra sao nếu bất cứ ai cũng có thể tự do tạo NFT cho tác phẩm mà họ “ăn cắp” trong khi chính người tạo ra tác phẩm đó chậm tay hoặc không hề biết gì về công nghệ Blockchain?
Tất nhiên, lợi ích sẽ rơi vào túi của kẻ “ăn cắp” chứ không phải tác giả thật sự. Lợi ích ở đây bao gồm số tiền bán quyền sở hữu tác phẩm và một khoản tiền bản quyền mỗi khi tác phẩm đó được mua đi bán lại thành công trên các sàn giao dịch.
Về mặt pháp lý, việc “lấy trộm” tác phẩm của người khác để trục lợi cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật. Đứng trước tình trạng này, nhiều sàn giao dịch NFT trên thế giới vẫn chưa thể triển khai tính năng xác minh danh tính (KYC), khiến cho việc kiểm soát bản quyền tác phẩm trở nên khó khăn hơn, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ người dùng có thể gặp phải những kẻ lừa đảo ẩn danh.
“Lấy trộm” hình ảnh để đăng bán dưới dạng NFT là phạm pháp
Một nút “report” hay một đơn khiếu nại lên sàn giao dịch có thể được thực hiện bởi những tác giả thật sự, nhưng thường họ sẽ phải chờ đợi rất lâu mới được giải quyết. Thậm chí, sàn giao dịch còn có thể bác bỏ đơn khiếu nại mà không nói rõ nguyên nhân.
Giải pháp của bePAY
Với nền tảng bePAY NFT Marketplace, bất cứ ai muốn đăng bán NFT sẽ cần phải thực hiện bước xác minh danh tính. Từ đó, những tác phẩm nghệ thuật có giá trị sẽ không thể bị đánh cắp và đăng bán bởi những kẻ trộm “nhanh tay”. bePAY NFT Marketplace tự hào là một trong những nền tảng tiên phong triển khai tính năng KYC, loại bỏ nạn đánh cắp bản quyền tác giả - tác phẩm, mang tới một hệ sinh thái hoàn toàn minh bạch.
bePAY đảm bảo chỉ có người sở hữu thật sự mới có thể tạo NFT và được hưởng doanh thu xứng đáng với chất xám mà họ bỏ ra. Đồng thời, nhà đầu tư và người sưu tầm cũng sẽ tránh được những kẻ lừa đảo náu mình sau cái mác “người dùng ẩn danh”.
bePAY NFT Marketplace luôn tôn trọng luật sở hữu trí tuệ trong việc tạo lập NFT, bảo vệ nghệ sĩ, KOLs và những người nổi tiếng tránh khỏi việc bị đánh cắp bản quyền hình ảnh cũng như các tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
bePAY NFT Marketplace là gì?
bePAY NFT Marketplace là nền tảng giao dịch NFT (NFT Marketplace) tiên phong, chuyên biệt dành cho KOLs toàn cầu. Nền tảng được tích hợp tính năng Mua trước trả sau (Buy Now Pay Later) đầu tiên trên thế giới, hỗ trợ người dùng sở hữu NFT dễ dàng hơn bằng phương thức mua trả góp.
Với bePAY NFT Marketplace, fan hâm mộ có thể tiếp cận và giao dịch các tác phẩm NFT của thần tượng một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.
NFT (Non-Fungible Token) là một loại tài sản kỹ thuật số hiện diện trên chuỗi khối blockchain. Chuỗi khối đóng vai trò như một sổ cái chung, cho phép xác minh danh tính chủ sở hữu cũng như tính xác thực của NFT. Không giống với các tài sản số có thể tái sản xuất vô hạn, mỗi NFT có chữ ký số riêng biệt đánh dấu tính độc nhất. NFT thường được mua bán, trao đổi bằng tiền điện tử hoặc bằng đồng USD. Lịch sử giao dịch NFT sẽ được ghi lại trên chuỗi khối blockchain và không thể bị thay đổi hay bị phá hủy.
(VNF) - Đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển tại khu vực Đông Nam Á, lãnh đạo Mastercard cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển thanh toán kỹ thuật số.
(VNF) - Ông Sarim Aziz, Giám đốc Chính sách công tại Meta nói: "AI là thành tố quan trọng đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Để phát triển được AI cần sự bao trùm, thu hút sự quan tâm của mọi người dù đó là người giàu hay người nghèo, đa dạng về giới, về văn hóa...
(VNF) - Theo ông Trương Gia Bình, nếu nhiều năm trước, Việt Nam gần như vô danh trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới thì ngày nay, Việt Nam trở thành cái nôi nguồn nhân lực chất lượng cao.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước ngày 13/3, Bộ Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan, sớm hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo
(VNF) - Theo LS Lê Minh Phiếu, thay vì Nhà nước đứng ra lập sàn, cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân triển khai sàn giao dịch “made in Vietnam”, qua đó hình thành hệ sinh thái giao dịch tiền kỹ thuật số trong nước.
(VNF) - Theo công bố mới nhất từ nền tảng đo lường tốc độ Internet i-Speed (Trung tâm Internet Việt nam - VNNIC), VNPT là nhà mạng có tốc độ internet nhanh nhất Việt Nam trong liên tục các tháng 12/2024 và tháng 1/2025, với tốc độ trung bình cao hơn các nhà mạng khác gần 1,5 lần.
(VNF) - Trong vụ trộm tiền mã hóa lớn nhất từng được ghi nhận, một số lượng lớn ETH trị giá 1,5 tý USD đã bị đánh cắp khỏi sàn giao dịch ByBit chỉ qua một giao dịch duy nhất vào ngày 21/2.
(VNF) - Bản đồ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được kỳ vọng là công cụ quan trọng giúp định vị doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội hợp tác trong nước và quốc tế.
(VNF) - Ngày 27/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký văn bản về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an.
(VNF) - Trung tâm dữ liệu quốc gia thực hiện việc tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, khai thác... dữ liệu của các cơ quan Nhà nước, nhằm hình thành kho dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia.
(VNF) - Việc Telio chính thức đóng cửa gần đây, kết hợp với những khoản lỗ ngày càng gia tăng của Tiki và trục trặc trong kế hoạch IPO, đang làm dấy lên những nghi ngờ về chiến lược thương mại điện tử của VNG.
(VNF) - Hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn (AISC) 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12/3 - 16/3/2025 tại Hà Nội và Đà Nẵng, quy tụ các nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu.
(VNF) - Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất cho TP. HCM và Đà Nẵng quy định chi tiết về tiêu chí, điều kiện lựa chọn và trình tự, thủ tục đăng ký, thẩm định, cấp phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát (sanbox).
(VNF) - Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết sẽ sớm triển khai Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội quy mô hơn 32ha tại quận Long Biên.
(VNF) - Đánh giá game là ngành đóng góp rất tốt vào sự phát triển của đất nước, Cục trưởng Lê Quang Tự Do cho rằng ngành game có nhiều điều tốt đẹp, nhưng trước giờ toàn bị nói về những điều tiêu cực.
(VNF) - Đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển tại khu vực Đông Nam Á, lãnh đạo Mastercard cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển thanh toán kỹ thuật số.