Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Mới đây, tại Hội nghị lần thứ 18 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa 10, Bí thư Thành uỷ Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Văn phòng Thành uỷ sẽ lui về làm nhiệm vụ xây dựng cơ chế giám sát và giám sát, không làm kinh tế nữa. Ngoài ra, thành phố cũng cơ cấu lại lại lĩnh vực nào Thành ủy cần kinh doanh, lĩnh vực nào cần rút ra, chẳng hạn như sẽ không đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng vì rủi ro rất lớn.
Hiện nay, Văn phòng Thành uỷ TP.HCM đang có khoản vốn góp lớn tại tại 2 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank).
Tại DongA Bank (vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng), Văn phòng Thành ủy TP.HCM là cổ đông lớn thứ 3 với 6,87% vốn điều lệ. Hai cổ đông lớn nhất của DongA Bank là Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).
Còn tại Saigonbank (vốn điều lệ 3.080 tỷ đồng), Văn phòng Thành ủy TP.HCM là cổ đông lớn nhất khi sở hữu 18,18% vốn.
Nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác cũng là cổ đông lớn của Saigonbank như Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh Nhà Phú Nhuận, Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa và Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM lần lượt nắm giữ 16,54%, 16,35% và 14,08% vốn ngân hàng.
Điều đáng nói, Luật các Tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực từ 1/1/2011 quy định các tổ chức chỉ được sở hữu tối đa 15% vốn ngân hàng. Tại Saigonbank, có tới 3 đơn vị vượt quy định này. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã "nới” thời hạn quy định này tới năm 2019.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh được công bố gần đây nhất, tính đến cuối tháng 9/2018, tổng tài sản của Saigonbank là 21.245 tỷ đồng, giảm 74 tỷ đồng so với đầu năm. Lợi nhuận sau thuế của Saigonbank đạt hơn 93,5 tỷ đồng, giảm hơn 49% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong những năm gần đây, lợi nhuận Saigonbank cũng trồi sụt thất thường khi con số lợi nhuận sau thuế các năm 2014, 2015, 2016, 2017 lần lượt đạt 181 tỷ đồng, 43 tỷ đồng, 139 tỷ đồng và 55 tỷ đồng.
Cho vay khách hàng đạt 13.829 tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng đạt 14.703 tỷ đồng, giảm 146 tỷ đồng so với đầu năm.
Mặc dù cho vay khách hàng giảm nhưng nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh lên gấp đôi với gần 885 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu tăng lên 6,4%, giảm nhẹ so với thời điểm 30/6 (6,48%) và vẫn gấp hơn 2 lần mức tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (3%).
Tháng 11 năm ngoái, Vietcombank đã bán toàn bộ 13,2 triệu cổ phần sở hữu Saigonbank với giá đấu thành công bình quân là 20.100 đồng/cp. Mức giá này cao hơn tới 60% mức giá khởi điểm 12.550 đồng/cp đưa ra trước đó. Phiên đấu giá thu hút 1 nhà đầu tư tổ chức và 19 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua cổ phần. Ước tính Vietcombank đã thu về hơn 266 tỷ đồng từ lần thoái vốn này.
Mới đây, VietinBank cũng thông báo về việc thoái toàn bộ 15,1 triệu cổ phần, tương ứng với 4,91% vốn điều lệ tại Saigonbank. VietinBank vốn là một trong những cổ đông sáng lập Saigonbank với tỷ lệ nắm giữ ban đầu khoảng 10% cổ phần.
Vào năm 2016, Vietinbank đã bán gần 17 triệu cổ phần tương đương 5,48% vốn, giảm sở hữu tại Saigonbank xuống 4,91% như hiện nay.
Những kết quả đấu giá tích cực trước đó phần nào cho thấy sức hút của Saigonbank trong thời gian qua đối với các nhà đầu tư dù nhà băng này đang nằm trong diện tái cơ cấu, nhỏ về tổng tài sản, thấp về dư nợ tín dụng và nợ xấu ở mức cao.
Sức hấp dẫn của nhà băng kín tiếng này đối với giới đầu tư được cho là đến từ khối tài sản là những bất động sản tọa lạc ở những vị trí đắt giá.
Saigonbank có lịch sử lâu đời, là ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đầu tiên được thành lập trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời vào 16/10/1987, trước khi có Luật Công ty và Pháp lệnh Ngân hàng, với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng.
Khách sạn Riverside Hotel tại số 18-19-20, đường Tôn Đức Thắng, Quận 1 là khách sạn cổ lâu đời bậc nhất ở Sài Gòn
Saigonbank hiện đang sở hữu khách sạn Riverside Hotel tọa lạc tại một trong những khu đất đẹp nhất bên bờ sông Sài Gòn ở số 18-19-20, đường Tôn Đức Thắng, Quận 1 là khách sạn cổ lâu đời bậc nhất ở Sài Gòn, có kiến trúc từ thời Pháp thuộc. Cung đường Tôn Đức Thắng cũng là điểm dừng chân của nhiều khách sạn nổi tiếng Sài thành như Renaissance Riverside Hotel Saigon, Khách sạn Legend Sài Gòn - đã đổi tên thành Lotte Legend Hotel Sài Gòn...
Riverside Hotel là chi nhánh của Công ty TNHH Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản - công ty con của Saigonbank. Việc Saigonbank khai thác khách sạn này hiệu quả chưa cao so với ưu thế vốn có.
Năm 2006, Saigonbank bắt đầu ghi nhận từ Công ty TNHH Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản - Khách sạn Riverside 10,7 tỷ đồng doanh thu và 2,89 tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2007, lợi nhuận riêng của Khách sạn Riverside là 5,18 tỷ đồng.
Năm 2009, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản – Khách sạn Riverside đạt lợi nhuận 3,59 tỷ đồng, giảm 44,89% (2,93 tỷ đồng) so với năm 2008. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế là 4 tỷ đồng.
Một khách sạn khác tại Lào Cai cũng thuộc sở hữu của Saigonbank là Riverside Hotel 2 ở số 18 Ngũ Chỉ Sơn, thị trấn SaPa, huyện SaPa.
Khách sạn Riverside 2 tại Lào Cai của Saigonbank
Saigonbank còn sở hữu tòa nhà nằm trên đường Châu Văn Liêm, Quận 5, TP.HCM (trước là hội sở cũ, nay đã chuyển thành chi nhánh Quận 5) - tòa nhà 4 tầng góc ngã tư với hai mặt tiền đường.
Tòa nhà chi nhánh Quận 5 của Saigonbank với hai mặt tiền trên đường Châu Văn Liêm
Tòa nhà chi nhánh SaigonBank Lào Cai tại số 121 đường Thanh Niên, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai cũng rất khang trang, bề thế.
Tính đến 31/12/2017, Saigonbank có 1 Hội sở, 33 chi nhánh, 56 phòng giao dịch, 1 trung tâm kinh doanh thẻ và 1 công ty con (Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản). Hội sở chính của Saigonbank là tòa nhà kiên cố tại "đất vàng" 2C, Phó Đức Chính, Quận 1.
Tòa nhà hội sở chính của Saigonbank tại Phó Đức Chính, Quận 1
Dù giá trị tài sản cố định hữu hình theo sổ sách chỉ 733 tỷ đồng (sau khi đã trừ đi hao mòn 392,7 tỷ đồng) tại thời điểm 30/9/2018, nhưng khối tài sản thực tế mà Saigonbank đang nắm giữ ước đoán trị giá hơn nhiều.
Tính đến thời điểm 30/6/2018, Saigonbank còn mua sắm một số tài sản là bất động sản như 3 căn nhà ở Mỹ Phước 3 (3,37 tỷ đồng); Nhà 40 Nguyễn Thái Bình - Quận 1 (19,3 tỷ đồng); đất xây dựng phòng giao dịch Quận 2 (24,75 tỷ đồng); nhà 428 Phạm Thái Buông - Quận 7 (10,68 tỷ đồng); lô đất Hùng Phước, Tân Phong, Quận 7 (13,4 tỷ đồng); lô đất Mỹ Toàn, Tân Phong, Quận 7 (13,7 tỷ đồng), đất 50 Nguyễn Tất Thành Daklak (17,2 tỷ đồng)...
Tại thời điểm 30/9/2018, Saigonbank vẫn ghi nhận 388,375 tỷ đồng số dư tài sản cố định vô hình, phần lớn ở dạng quyền sử dụng đất, là các tài sản được hình thành từ năm 2010 trở về trước.
Tuy nhiên, theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, các ngân hàng không được phép kinh doanh bất động sản, nên việc xử lý giá trị quyền sử dụng đất này cũng là một vấn đề lớn đối với ngân hàng trong những năm tiếp theo.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.