Long An: Hướng thị trường bất động sản vệ tinh vào xu thế đô thị vệ tinh

Nguyễn Tường - 15/10/2018 13:37 (GMT+7)

(VNF) - Long An là địa bàn trọng điểm được đầu tư hạ tầng mạnh mẽ để trở thành hạt nhân trong “tam giác vàng” đón xu thế giãn dân của TP. HCM. Thị trường bất động sản Long An đã đón đầu để phát triển rất mạnh. Chính quyền tỉnh đã chủ động siết quản lý để hướng vào quy hoạch bài bản. Khi sự phát triển đô thị ở Long An đã đi vào quy cũ, vấn đề phát triển Long An thành đô thị vệ tinh cho TP. HCM đã được đặt ra.

VNF
Long An: Hướng thị trường bất động sản vệ tinh vào xu thế đô thị vệ tinh

Bùng nổ dự án bất động sản

Trong các thị trường bất động sản vệ tinh, Long An đang nổi lên trở thành tâm điểm nhận được sự chú ý đặc biệt của cả thị trường phía Nam nhờ lợi thế giá còn “mềm”  chính sách phát triển hạ tầng ngày càng đồng bộ.Những khu vực có sức hút lớn với giới đầu tư lẫn những người có nhu cầu về nhà ở tại Long An thời gian qua thuộc về các khu vực giáp ranh với TP.HCM như Đức Hòa, Cần Giuộc...

Ngoài những doanh nghiệp địa phương vươn lên thành “thế lực” như Trần Anh Long An, Cát Từng Đức Hòa, Đồng Tâm Long An,  Long An đã chứng kiến một sự đổ bộ của các đại gia địa ốc tên tuổi như Thaco, Vingroup, Vạn Thịnh Phát, T&T Group, Danh Khôi, Him Lam …

Trong đó, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được UBND tỉnh Long An chấp thuận đầu tư 36 dự án với diện tích 2.086 ha vào huyện Bến Lức. Còn tại TP. Tân An, Tập đoàn Vingroup đang đầu tư Dự án Vincom Shophouse Tân An, bao gồm Trung tâm thương mại Vincom với tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 316 tỷ đồng… Hay mới đây, Công ty cổ phần Địa ốc Him Lam (Him Lam Land) đã xin tỉnh Long An được đầu tư xây dựng đặc khu kinh tế tại địa phương…

Sự nở rộ của các dự án "khủng", quy hoạch bài bản là tín hiệu cho thấy Long An đã sẵn sàng để trở thành đô thị vệ tinh hàng đầu của TP. HCM

Tại Bến Lức, SeaHoldings phát triển dự án kiểu mẫu Lago Centro rộng 13ha với các lô nền nhà phố thương mại, nhà liên kế và biệt thự song lập. Không như những dự án phân lô bán nền thông thường, Lago Centro được thiết kế hiện đại hoàn chỉnh với đầy đủ công năng như cổng chào dự án, trường tiểu học, trung tâm y tế cộng đồng, khu phức hợp thể thao, với điểm nhấn đặc biệt là hồ cảnh quan.

Ông Trần Hiền Phương, Tổng Giám đốc SeaHoldings cho biết, doanh nghiệp đặt tham vọng sẽ kiến tạo một khu nhà ở Lago Centro “chuẩn mực”, giá vừa tầm tay cho thị trường Long An trong tương lai gần. Toạ lạc tại vị trí mặt tiền TL 830, kết nối dễ dàng với đường vành đai 3 & 4, cao tốc TPHCM - Trung Lương, Lago Centro là mắc xích liên kết quan trọng giữa hai trung tâm Bến Lức và Đức Hoà, các cụm công nghiệp trên địa bàn và các tỉnh Đông Nam bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Dự án sẽ cung cấp cho thị trường trên 700 sản phẩm đất nền nhà phố, nhà phố thương mại, biệt thự song lập.

Long Hậu, khu vực đang kết nối mạnh mẽ với khu Nam Sài Gòn bằng hệ thống hạ tầng trọng điểm như đường Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 1, đường Nguyễn Hữu Thọ, cao tốc Bến Lức - Long Thành… đã lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư địa ốc.

Tên tuổi đầu nghành của thị trường bất động sản là Danh Khôi (DKR) đã công bố dự án Long Hậu Riverside với quy mô hơn 20 héc ta gồm đất nền sổ đỏ có phát lý hoàn chỉnh, phát triển thành một khu dân cư đẳng cấp với nhiều tiện ích vượt trội. Trong đó, đáng chú ý của dự án này là sự hình thành khu phố chợ Long Hậu Riverside Market được thành lập trong lòng khu dân cư Long Hậu Riverside, phục vụ nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hóa của dân cư, công nhân khu công nghiệp kề cận…

Bài toán đô thị vệ tinh

Theo phân tích của các chuyên gia, sự siết chặt quản lý của chính quyền Long An đối với các dự án phân lô bái nền trái phép trong thời gian qua đang hướng thị trường vào thực chất hơn. Chỉ dự án đất nền sổ đỏ, hạ tầng được đầu tư tốt mới giữ được mức tăng giá trị 30% - 40% trong vòng một năm qua.

Đặc biệt, việc kiểm soát quy hoạch sẽ phụ vụ cho mục tiêu vĩ mô, biến Long An thành đô thị vệ tinh thực thụ của TP. HCM, hù hợp với xu hướng và thực tế. Theo các chuyên gia, việc giãn dân đô thị tại TP. HCM về các tỉnh thành xung quanh là yêu cầu của thực tiễn.

Sức bật hạ tầng và sự chỉn chu của thị trường bất động sản là "chìa khóa" giúp Long An bứt tốc đón xu thế giãn dân đô thị từ TP. HCM 

Theo GS.KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, cần gắn TP. HCM vào nghiên cứu quy hoạch vùng để gắn kết với nhau rất quan trọng. Hệ thống giao thông công cộng tốt nhất để tạo cho việc đi lại của người dân thuận lợi. Để quản lý sự phát triển của TP. HCM, nhất là vấn đề giao thông, hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội cần liên kết vùng, phát triển vùng TP. HCM. Mở rộng không gian quy hoạch để tạo động lực cho TP. HCM phát triển.

GS. KTS Trần Ngọc Chính, đề xuất 2 phương án mở rộng TP. HCM. Phương án 1: Chủ yếu mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và một phần huyện Bến Lức, với tổng diện tích khoảng 48.000 -50.000 héc ta, dân số khoảng 37- 42 vạn người. Khi đó, diện tích TP. HCM sẽ tăng thêm khoảng 50 km2, từ 2.096 lên 2.146 km2, Long An giảm đi 50 km2.

Phương án 2: Vẫn mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, gồm các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, lấy thêm huyện Cần Đước và một phần huyện Bến Lức với diện tích khoảng 90.000 đến 95.000 ha, dân số khoảng 65-70 vạn người. Khi đó, diện tích TP. HCM sẽ tăng thêm khoảng 95 km2, từ 2.096 lên 2.191 km2.

Sau khi mở rộng, TP. HCM phát triển theo mô hình tập trung đa cực, khu vực trung tâm là khu nội thành với bán kính 15 km và bốn cực phát triển. Trong đó, 3 hướng chính là hướng Đông; hướng Nam; hướng Tây - Tây Nam (vùng đất dự kiến mở rộng) và hướng phụ là hướng Tây - Bắc.

Theo Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân, về quy hoạch tổng thể TP. HCM, có quy hoạch đô thị khu vực trung tâm, khu vực vệ tinh, giao thông liên kết vùng. Theo Bí thư Nhân, phát đô thị TP. HCM ban đầu theo hướng Đông Bắc là chính, hướng phụ là phía Nam. Đến năm 1998, phát triển thêm hướng Nam, Đông Nam, hướng phụ là Tây Bắc và hướng Tây.

“Trong quy hoạch, phải có cơ chế phối hợp vùng để giúp các vùng phát triển nhanh hơn, thu nhập cao hơn để giảm áp lực dân số từ các vùng trở về TP. HCM giảm. Trong đó, TP. HCM phải thực hiện chức năng việc chuyển giao ứng dụng công nghệ cho các vùng”, ông Nhân khẳng định.

Cùng chuyên mục
Tin khác