'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thủ Thiêm từng chỉ là vùng đất trống trải, bao phủ bởi cây cối và hồ nước. Nơi đây suốt nhiều năm là kế sinh nhai của biết bao người dân chài chăm chỉ, cần cù. Thật khó để tưởng tượng, vùng đất 657ha này vẫn vẹn nguyên sự sơ khai, đối lập với phía bên kia bờ sông Sài Gòn là quận 1 phồn hoa đô hộ.
Men theo sự đô thị hóa, hiện đại hóa của TP. HCM, Thủ Thiêm đã có những manh nha đổi thay. Bắt đầu từ tờ trình ngày 17/5/1996 của UBND TP. HCM xin phê duyệt quy hoạch xây dựng 1/5.000, chức năng của Thủ Thiêm trở thành là trung tâm giao dịch, thương mại, tài chính, dịch vụ, văn hóa, du lịch, là đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế.
Trải qua hơn 24 năm, từ vùng đất hoang vu, tĩnh lặng, những công trình đã và đang được xây dựng trên Thủ Thiêm, hứa hẹn biến nơi đây trở thành một khu đô thị đẳng cấp quốc tế trong tương lai. Việc “đi sau” lại là lợi thế đặc biệt giúp Thủ Thiêm được quy hoạch bài bản ngay từ đầu.
Rút kinh nghiệm từ nhiều khu đô thị đang rơi vào tình trạng quá tải dân số, ùn tắc giao thông… bán đảo này theo bản quy hoạch 2012 của TP. HCM (ủy thác cho Sasaki thực hiện) được thiết kế bài bản với 42% diện tích cho hệ sinh thái và mặt nước; 34% cho khu dân cư, trung tâm thương mại và trung tâm hành chính. Đặc biệt là phần 24% cho các hạ tầng giao thông.
Đơn cử, có thể kể đến dự án hầm Thủ Thiêm có vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng ngày 21/11/2011, chiều dài 1,49 km kết nối quận 1 và quận 2. Bên cạnh đó là dự án cầu Thủ Thiêm 1 với vốn 1.099,6 tỷ đồng, đã hoàn thành cuối năm 2007 và dự án cầu Thủ Thiêm 2 có tổng mức đầu tư 3.082 tỷ đồng. Ngoài các công trình trên, quy hoạch KĐT Thủ Thiêm mới còn bao gồm: cầu Thủ Thiêm 3 nối quận 4 và cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7 và cầu đi bộ qua bến Bạch Đằng - quận 1 (tổng kinh phí hơn 5.300 tỷ đồng).
Ngoài ra, phải kể đến 4 tuyến đường, dự án có tổng chiều dài 11,9 km, số tiền đầu tư là 8.200 tỷ trong dự án BT do Đại Quang Minh thực hiện. Trong đó, tuyến lớn nhất ký hiệu R1 (đại lộ Vòng cung) với chiều dài 3,4 km, có mặt cắt ngang 55m, 6 làn xe; đường R2 (đường ven hồ trung tâm) dài 3 km, mặt cắt ngang 29,2m; đường R3 (tuyến đường ven sông Sài Gòn) dài 3km, mặt cắt ngang 28,1m; đường R4 (đường Vùng châu thổ) dài 2,5km, mặt cắt ngang 11,6m.
Các dự án hạ tầng nói trên là cơ sở để để kết nối bán đảo Thủ Thiêm với quận 1, qua đó giúp KĐT Thủ Thiêm có thể kế thừa sự năng động kinh tế của TP. HCM. Đây cũng là một phần nguyên nhân lý giải sức hút của KĐT Thủ Thiêm với dòng vốn tư nhân trong lĩnh vực bất động sản.
Tiêu biểu nhất, phải kể đến khu phức hợp Empire City và tòa nhà cao nhất Việt Nam. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là 26.000 tỷ đồng (tương đương 1,2 tỷ USD) do Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương - Empire City (liên doanh Keppel Land, CTCP Bất động sản Tiến Phước, Quỹ đầu tư Gaw Capital Partners - Hong Kong và Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái) làm chủ đầu tư với quy mô dự án gần 15ha, thời gian triển khai từ năm 2016 đến 2022.
Tương tự Empire City, Sala là một khu đô thị sinh thái, thương mại dịch vụ, du lịch, tọa lạc trên đại lộ Mai Chí Thọ (cách hầm Thủ Thiêm khoảng 550m) và đường Bắc Nam, thuộc khu chức năng số 5 và 6 khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự án do Công ty Đại Quang Minh làm chủ đầu tư. Quy mô dự án bao gồm: khu dân cư phía Nam (tổng diện tích là 78,97ha) và phía Bắc (20,59ha) đường Mai Chí Thọ cùng các công viên thuộc khu dân cư phía Nam (7,32ha). Thời gian triển khai từ năm 2015 đến 2022. Ngoài ra, có thể kể đến các cái tên khác như: The Metropole Thủ Thiêm, Thủ Thiêm River Park…
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam, đánh giá, trong bối cảnh TP. HCM không còn quỹ đất để đầu tư, KĐT Thủ Thiêm với quy hoạch trở thành khu đô thị kinh tế văn hóa xã hội đã trở thành điểm đến hấp dẫn dòng tiền đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI.
“Các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư dự án với quy mô lớn, do đó họ ưa chuộng đầu tư vào các dự án KĐT được quy hoạch bài bản với cơ sở hạ tầng, cơ sở xã hội. KĐT Thủ Thiêm đã đáp ứng được các yêu cầu này. Đặc biệt, sự quyết liệt của Thành phố trong giải quyết vướng mắc pháp lý, cùng tính minh bạch được cải thiện khi TP. HCM đấu giá nhiều lô đất, càng khiến KĐT mới Thủ Thiêm trở nên hấp dẫn”, ông Khương nói.
Trải qua hơn 2 thập kỷ, khu đô thị mới Thủ Thiệm vừa mang trong mình những kỳ vọng trở thành khu đô thị hiện đại, vừa mang nhiều bộn bề, dang dở. Đó là những sai phạm gắn với trách nhiệm lãnh đạo TP. HCM qua suốt 5 nhiệm kỳ. Điều này vô hình chung đã dẫn đến tiến độ tất cả những công việc liên quan đến quy hoạch và các dự án đầu tư vào KĐT mới Thủ Thiêm gần như đình trệ để phục vụ công tác thanh tra, một số dự án đầu tư nước ngoài được kỳ vọng tại KĐT mới Thủ Thiêm cũng bị yêu cầu phải tạm dừng để xem xét lại quy trình chọn nhà đầu tư.
Dù vậy, TP. HCM đã quyết liệt giải quyết các sai phạm của Thủ Thiêm. Theo đó, Tổ công tác của UBND TP. HCM đã rà soát lại các hợp đồng BT (Xây dựng - Chuyển giao) đã ký kết thực hiện tại KĐTM Thủ Thiêm nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trong năm 2020, dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính của KĐT mới Thủ Thiêm và dự án quảng trường trung tâm và công viên bờ sông được chấp thuận cho triển khai.
Bên cạnh đó, thành phố cũng chấp thuận chủ trương tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam của KĐT mới Thủ Thiêm. Bên cạnh đó, các dự án xây dựng 4 cây cầu; công trình nạo vét rạch, đào hồ trung tâm và các kênh mới trong KĐTM Thủ Thiêm cũng đã được thành phố bật “đèn xanh” về chủ trương.
Đối với các dự án xây dựng, Sở Xây dựng TP. HCM đã có văn bản chính thức cho dự án khu phức hợp The Metropole Thủ Thiêm đủ điều kiện để ký hợp đồng bán nhà ở hình thành trong tương lai. Ngoài ra, tại một số khu vực còn khiếu nại, nội dung đối thoại với người dân của 5 khu phố thuộc 3 phường ở KĐT mới Thủ Thiêm đã xong, công tác chuẩn bị đối thoại đã sẵn sàng. Theo chỉ đạo của lãnh đạo TP. HCM, các vấn đề liên quan đến KĐT mới Thủ Thiêm sẽ được tập trung giải quyết trước khi tổ chức Đại hội Đảng bộ TP. HCM, dự kiến khai mạc ngày 15/10 tới đây.
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương cho rằng trong trung và dài hạn, KĐT mới Thủ Thiêm vẫn sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài. Những nỗ lực của TP. HCM trong việc giải quyết các sai phạm và cải thiện tính minh bạch được đánh giá là nhân tố sẽ thúc đẩy thu hút dòng vốn tư nhân trong và ngoài nước.
Nhìn nhận về tiềm năng hút vốn của Thủ Thiêm, TS Đinh Thế Hiển nhận xét Thủ Thiêm nắm trong tay nhiều lợi thế hút vốn với quỹ đất lớn, vị trí đẹp, đặc biệt đặt trong bối cảnh quỹ đất sạch TP. HCM đang ngày càng khan hiếm. “Tôi cho rằng, vấn đề chính của Thủ Thiêm là pháp lý”, ông Hiển cho hay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.