Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Đà tăng của các chỉ số chứng khoán tiếp tục duy trì trong tháng 6. Trên sàn HoSE, chỉ số VN-Index đã tăng 6,06%, qua đó vượt mốc 1.400 điểm. Trong khi đó, chỉ số VN30-Index tăng 3,68%, chốt tháng tại 1.529 điểm.
Mặc dù chỉ số chung chỉ tăng nhẹ nhưng không thiếu những cổ phiếu khuấy đảo sàn HoSE trong tháng vừa qua.
Thống kê đối với những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn hơn 500 tỷ đồng và thanh khoản trên 10.000 đơn vị/phiên trên sàn HoSE cho thấy VOS là cổ phiếu gây ấn tượng nhất với mức tăng lên đến 86%. Cổ phiếu này ghi nhận 10 phiên tăng kịch trần liên tiếp từ ngày 14/6 đến 25/6, sau đó tăng chậm lại với mức tăng 1,8% trong ngày 28/6 và giảm kịch sàn trong 2 phiên cuối tháng.
Năm 2021, VOS lên kế hoạch có lãi trở lại sau nhiều năm thua lỗ. Trong đó, trọng tâm là tập trung tái cơ cấu nợ, đặc biệt khoản nợ còn lại tại BaoVietBank.
Tương tự như tháng 5, nhóm chứng khoán tiếp tục gây chú ý trong tháng 6 khi rất nhiều cổ phiếu lọt top tăng mạnh.
Cụ thể, FTS tăng 32,5%, VCI tăng 31%, HCM tăng 30%, SSI tăng 24%, VDS tăng 17%, CTS tăng 14%.
Trên thực tế, suốt "siêu sóng" kể từ cú sập cuối tháng 3/2021 do đại dịch Covid-19, chứng khoán là ngành tăng bền bỉ nhất trong bối cảnh giá cổ phiếu và thanh khoản thị trường gia tăng đột biến, cùng với đó, các công ty chứng khoán cũng tranh thủ phát hành cổ phiếu để tăng vốn.
Một số cổ phiếu khác cũng gây ấn tượng mạnh trong tháng vừa qua là ANV tăng 42,5%, VNE tăng 37% và SCR tăng 32%.
Ngày 28/6, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) cho giai đoạn rà soát từ ngày 1/8/2018 đến ngày 31/7/2019 đối với cá tra-basa của Việt Nam. Theo đó, ANV không bị áp thuế chống bán phá giá vào Mỹ.
Trong khi đó, cổ phiếu VNE gần đây ghi nhận tín hiệu đáng chú ý khi Malblue – công ty liên quan với Chủ tịch HĐQT VNE - đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu. Cùng với đó, Tổng giám đốc của VNE đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu.
Với SCR, nửa đầu tháng 6, công ty này đã công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 tăng mạnh bất chấp dịch Covid-19. Trong đó, doanh thu thuần dự kiến đạt gần 750 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hơn 172 tỷ đồng qua việc ghi nhận từ dự án Carillon 7 và thanh toán tích sản Thanh Đa.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần hợp nhất của SCR ước đạt gần 800 tỷ đồng, tương ứng thực hiện 53% kế hoạch cả năm và cao gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng dự kiến đạt hơn 210 tỷ đồng, hoàn thành hơn 91% kế hoạch cả năm và cao gấp 3,4 lần cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, không ít cổ phiếu tăng trên 20% như AAA tăng 28%, ELC tăng 26%, DPM tăng 26%, KMR tăng 26%, DCM tăng 25%, HDC tăng 24%...
Nhận định về triển vọng thị trường 6 tháng cuối năm 2021, ông Tô Giang Nam, Giám đốc đầu tư, Công ty quản lý quỹ Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Capital), cho rằng hiện nay, một số mã cổ phiếu, một số ngành đã tăng tương đối "nóng", vượt quá giá trị kỳ vọng, vì vậy trong ngắn hạn, thị trường sẽ có nhịp điều chỉnh để đưa mặt bằng giá các cổ phiếu này về mức phù hợp hơn với giá trị thực, trong bối cảnh nguồn vốn margin sẽ chững lại.
Về dài hạn, sau khi tạo một nền điều chỉnh, ông Nam dự báo thị trường sẽ có bước tăng trưởng bền vững hơn trong thời gian tới.
Trong khi đó, ông Phạm Vũ Thăng Long, Trưởng bộ phận Kinh tế vĩ mô, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) thì lưu ý đến thời điểm quý III/2021, nền kinh tế vĩ mô sẽ gặp khó khăn hơn trong tăng trưởng bởi mức nền so sánh cùng kỳ năm ngoái khá cao, kèm theo đó là tác động của dịch bệnh.
Ông Long hy vọng rằng quý IV/2021, nếu các đường bay quốc tế được mở cửa thì nền kinh tế sẽ được hỗ trợ và thị trường chứng khoán sẽ diễn biến đồng pha với nền kinh tế. Trong đó, cơ hội đầu tư tiềm năng đến với các ngành đã từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 như du lịch, giao thông vận tải...
Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán 6 tháng cuối năm 2021 công bố mới đây, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá dư địa tăng giá của thị trường vẫn còn tương đối dồi dào trong nửa cuối năm, với động lực tiếp tục đến từ sự khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm doanh nghiệp niêm yết (đặc biệt nhóm vốn hoá lớn thuộc các ngành ngân hàng, thép, chứng khoán, tiện ích, công nghệ thông tin…), trong bối cảnh điều kiện thị trường được đánh giá sẽ tiếp tục duy trì trạng thái thuận lợi (tăng trưởng kinh tế ở mức cao, lạm phát không vượt quá mức mục tiêu chính phủ đề ra, lãi suất duy trì ở mức thấp, tỷ giá biến động ổn định…).
KBSV cho rằng mức độ phù hợp của chỉ số VN-Index vào thời điểm cuối năm 2021 là 1.480 điểm.
"Bất cứ nhịp điều chỉnh đáng kể nào của thị trường (trong kịch bản các yếu tố rủi ro không làm thay đổi điều kiện cơ bản của thị trường trong dài hạn) đều là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng, tích luỹ cổ phiếu", chuyên gia của KBSV nêu quan điểm.
Công ty chứng khoán này đánh giá nhịp điều chỉnh khả năng cao nhất sẽ xuất hiện trong nửa sau của quý III khi hiệu ứng tích cực từ mùa báo cáo tài chính quý II qua đi, áp lực chốt lời vùng giá cao cần được giải toả, và các yếu tố rủi ro gia tăng (FED đề cập đến việc giảm quy mô chương trình mua vào tài sản trong kỳ họp tháng 9, giá cả hàng hoá tiếp tục tăng khiến gia tăng rủi ro về lạm phát, tái bùng phát dịch Covid-19 bởi chủng mới trong khi chương trình tiêm chủng vaccine trong nước chậm triển khai…).
Đối với chiến lược đầu tư tổng thể và xuyên suốt, KBSV cho rằng mua và nắm giữ là chiến lược hợp lý với phần đông nhà đầu tư khi mà các nhịp biến động của thị trường nhiều khả năng sẽ tăng dần biên độ trong nửa cuối năm, khiến hoạt động trading kém hiệu quả nếu nhà đầu tư không nắm bắt được điểm vào, ra phù hợp.
Trong nửa sau của năm 2021, KBSV đánh giá tích cực đối với triển vọng các ngành bất động sản, bất động sản khu công nghiệp, điện, cảng biển, công nghệ thông tin, ngân hàng, thuỷ sản và dầu khí.
Trong đó, các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở các ngành này có thể kể đến như tác động tích cực của môi trường lãi suất thấp (ngân hàng, bất động sản), xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đến Việt Nam và việc thương mại quốc tế dần khôi phục khi chương trình tiêm vaccine được đẩy mạnh ở các nước phát triển (bất động sản khu công nghiệp, cảng biển, thuỷ sản), xu hướng tăng của giá hàng hoá (dầu khí), hay một số ngành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng mà không chịu ảnh hưởng đáng kể bởi các biến động vĩ mô (công nghệ thông tin, điện)…
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.