Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo BHXH tỉnh Đồng Nai, hiện các doanh nghiệp ở tỉnh này đang nợ tiền BHXH của người lao động lên tới gần 640 tỷ đồng. Cụ thể, tính đến hết tháng 4/2018, các doanh nghiệp ở Đồng Nai nợ BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tổng cộng gần 640 tỷ đồng. Trong đó, hơn 67,6% tổng số nợ là của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; mức nợ chủ yếu từ 1 đến 3 tháng. Đáng chú ý, Công ty TNHH KL Texwell Vina - doanh nghiệp Hàn Quốc mà giới chủ đã bỏ trốn về nước khi chưa trả lương công nhân hiện được xác định vẫn nợ bảo hiểm của người lao động trên 19,6 tỷ đồng.
Sau một thời gian nỗ lực kéo giảm tỷ lệ nợ đọng BHXH xuống còn 1,46% cuối năm 2017, tỷ lệ nợ BHXH tại Đồng Nai có xu hướng tăng từ đầu năm 2018 tới nay. Cuối năm 2017, doanh nghiệp ở Đồng Nai nợ BHXH hơn 248 tỷ đồng, đến cuối tháng 2/2018 tăng vọt lên trên 700 tỷ đồng và hiện vẫn ở mức gần 640 tỷ đồng.
Tại Hà Nội, BHXH thành phố vừa công bố danh sách 10 doanh nghiệp nợ đọng BHXH lớn gồm: Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long, Công ty Cổ phần Sông Đà 207, Công ty kỹ thuật thương mại Balkal, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Greencanal Việt Nam, Công ty Cổ phần Cơ khí - Lắp máy Sông Đà, Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Phương Đông, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất bao bì Đoàn kết, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoa Thiên Phú (chi nhánh Hà Nội), Công ty Cổ phần nền móng Đua Fat, Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại Bắc Dương.
Ông Vũ Đức Thuật - Phó Giám đốc BHXH Hà Nội, cho biết 10 doanh nghiệp trên có số nợ BHXH lớn đã được nhắc nhở, thanh tra và xử phạt nhưng vẫn để tồn tại số tiền nợ BHXH quá 6 tháng tới thời điểm này. “Đây là những căn cứ để chúng tôi thực hiện theo quy định của Luật Hình sự hiện hành”, ông Thuật nói.
Được biết, tới hết tháng 3/2018, số tiền nợ BHXH của 10 doanh nghiệp trên là 22,4 tỷ đồng, tương ứng với 330 tháng đóng BHXH và ảnh hưởng quyền lợi của 311 lao động chưa được xác nhận thời gian đóng trên sổ BHXH. Đặc biệt, có 66 lao động thuộc 10 doanh nghiệp chưa được đóng BHXH với số tiền là 728,8 triệu đồng.
Ông Mai Đức Thắng - Phó trưởng Ban Thu (thuộc BHXH Việt Nam) cho biết tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng BHXH vẫn diễn biến phức tạp. Trong 5 tháng đầu năm 2018, dù cơ quan BHXH đã quyết liệt tổ chức công tác thu, tuy nhiên tình trạng nợ đọng vẫn còn khá cao. Về mặt tỷ lệ, ông Thắng cho biết đến nay số nợ đọng BHXH chiếm khoảng 5% số phải thu. “Đây là tín hiệu tích cực vì so với cùng kỳ năm ngoài số này khoảng 6%. Dù giảm 1% nhưng số tiền tuyệt đối vẫn tăng”, ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, tổng số nợ đọng BHXH hơn 10.000 tỷ đồng là số phải tính lãi. Nghĩa là, sau 30 ngày doanh nghiệp chậm đọng, BHXH Việt Nam sẽ tính lãi. Để ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp nợ BHXH, hiện nay, BHXH Việt Nam đang tăng cường triển khai công tác thanh tra. “Hiện, chúng tôi đang tiến hành thanh tra những doanh nghiệp có số nợ BHXH từ 3 tháng trở lên. Đặc biệt, những đơn vị nợ kéo dài từ 6 tháng trở lên, chúng tôi lập đoàn thanh tra đột xuất”, ông Thắng nói.
Về việc đã có bao nhiều hồ sơ doanh nghiệp nợ đọng BHXH với số tiền lớn được chuyển Cơ quan công an kể từ khi việc doanh nghiệp nợ BHXH sẽ bị xử lý hình sự (có hiệu lực từ 1/1/2018), ông Mai Đức Thắng cho biết vừa qua, BHXH Việt Nam tiến hành thanh tra tại 04 doanh nghiệp ở tỉnh Ninh Bình. Khi Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ký quyết định thanh tra, ngay lập tức, trong số 04 doanh nghiệp, có 03 doanh nghiệp nộp ngay; còn 01 doanh nghiệp vì khó khăn nên xin xây dựng phương án để trả nợ BHXH dần.
Về hồ sơ chuyển cơ quan công an, ông Thắng cho biết đây là một “chiếc gậy” rất tốt. Tuy nhiên, không nên sử dụng liên tục. Lý do, khi xử lý hình sự, chủ sử dụng lao động bị bắt tạm giam thì doanh nghiệp cũng đóng cửa, đồng nghĩa người lao động mất việc làm và cơ quan BHXH cũng không thu được tiền nợ đọng.
Theo ông Thắng, trong 4-5 năm trước đây, BHXH có tổ chức kiện ra tòa, tuy nhiên số nợ BHXH đòi được không đáng kể, càng gây khó khăn thêm cho cơ quan BHXH. Khi quy định doanh nghiệp nợ BHXH bị xử lý hình sự có hiệu lực (1/1/2018), tình hình thu nợ BHXH diễn biến tốt hơn. Thực tế, chỉ khi tiến hành thanh tra xử phạt nhiều lần mà doanh nghiệp vẫn cố tình không đóng hoặc các doanh nghiệp kinh doanh thu lợi nhuận cao nhưng vẫn cố tình trốn đóng BHXH thì lúc đó cơ quan BHXH mới tiến hành thanh tra và chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để khởi tố hình sự.
Đến thời điểm này, lãnh đạo BHXH Việt Nam cho biết, đã có 02 thành phố tiến hành làm thủ tục để chuyển hồ sơ cho cơ quan công an khởi tố hình sự đó là TP.HCM và TP. Hà Nội. TP.HCM đã chuyển được hồ sơ 01 doanh nghiệp cho cơ quan điều tra và Hà Nội đã chuyển được hồ sơ 03 doanh nghiệp. Hiện, cơ quan điều tra đang tiến hành các thủ tục để tiến hành khởi tố vụ án hình sự.
Ông Đào Việt Ánh – Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, tại nhiều địa phương trên cả nước, cơ quan BHXH đang tỏ rõ quyết tâm xử lý nợ đọng BHXH, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp. Theo ông Ánh, để công tác thu nợ hiệu quả, cơ quan BHXH đang tập trung thanh tra những doanh nghiệp nợ BHXH lớn, kéo dài và những doanh nghiệp chây ỳ dù đã bị phạt hành chính và nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở nhưng không thực hiện. “Các doanh nghiệp này sẽ được BHXH hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan công an tiến hành khởi tố xử lý hình sự”, ông Ánh nói.
Ông Đào Việt Ánh cũng cho biết, để hoàn thành công tác thu, từ nay đến cuối năm, BHXH Việt Nam sẽ tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, đặc biệt là tại các đơn vị nợ đọng BHXH, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp; kịp thời xử lý và kiến nghị xử lý các hành vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cập nhật, hoàn thiện việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo mã số BHXH; hoàn thiện dữ liệu và trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội; nghiên cứu dự thảo về mẫu và quy trình kiểm soát dữ liệu cấp và quản lý thẻ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế điện tử…
BHXH Việt Nam cũng cho biết, đến hết năm 2017, cả nước đã ghi nhận hơn 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bỏ trốn hoặc trong tình trạng “mất tích”. Một trong những hậu quả của việc này là doanh nghiệp bỏ trốn để lại khoản nợ BHXH, Bảo hiểm y tế và tiền lương lên tới hàng trăm tỷ đồng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.