Nợ thuế hơn 13 tỷ đồng, Tập đoàn địa ốc Viễn Đông tiếp tục bị 'bêu tên'

Duy Phan - 17/09/2019 11:14 (GMT+7)

(VNF) - Cục Thuế TP. Hà Nội vừa tiếp tục công khai danh sách 701 đơn vị với số nợ 536,3 tỷ đồng.

VNF
Nợ thuế hơn 13 tỷ đồng, Tập đoàn địa ốc Viễn Đông tiếp tục bị 'bêu tên'.

Trong 701 doanh nghiệp bị nêu tên, có 605 đơn vị mới với số nợ lên tới 426,2 tỷ đồng, gồm các khoản nợ thuế, phí, các khoản liên quan đến đất, tiền phạt và tiền chậm nộp.

Trong số 581 doanh nghiệp nợ 183.226 triệu đồng thuế, phí, tiền phạt, tiền chậm nộp, đứng đầu danh sách là Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và phát triển đô thị (địa chỉ trụ sở tại số 194 đường Bưởi, phường Cống Vị, quận Ba Đình) với số nợ hơn 40 tỷ đồng tính đến ngày 31/7/2019. Tiếp theo đó là Công ty Cổ phần Thịnh Hưng (địa chỉ trụ sở tại Số 2B, ngõ 104 phố Nguyễn Phúc Lai, Phường ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa) với số nợ hơn 11 tỷ đồng. Số tiền thuế nợ này cũng được tính đến ngày 31/7/2019.

Trong số 24 đơn vị nợ 243.004 triệu đồng tiền thuê đất, tiền chậm nộp tiền thuê đất, đứng đầu danh sách là Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Hà với số nợ tính đến ngày 31/7/2019 là hơn 72 tỷ đồng.

4 đơn vị khác có số nợ hơn 10 tỷ đồng là Công ty TNHH kinh doanh tổng hợp Huy Hùng nợ hơn 46 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Mai Động nợ hơn 38 tỷ đồng, Công ty Cổ phần tổng bách hóa nợ hơn 15 tỷ đồng và Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh và dịch vụ nhà Hà Nội nợ hơn 10 tỷ đồng.

Cùng với đó, Cục Thuế Hà Nội cũng công khai lại danh sách 96 đơn vị nợ hơn 110 tỷ đồng thuế, phí, tiền phạt và tiền chậm nộp. Đây là các đơn vị nợ thuế đã được Cục Thuế thực hiện công khai những năm trước (năm 2015,2016, 2017 hoặc 2018). Đứng đầu danh sách này là Công ty Cổ phần Tập đoàn địa ốc Viễn Đông (Tập đoàn địa ốc Viễn Đông) với số nợ hơn 13 tỷ đồng tính đến ngày 31/7/2019.

Tổng hợp số liệu đăng công khai từ tháng 1- 7/2019, Cục Thuế Hà Nội đã công khai lần đầu với 828 đơn vị nợ thuế phí, các khoản liên quan đến đất, tiền phạt và tiền chậm nộp với tổng số tiền nợ 1.720,3 tỷ đồng.

Cơ quan này cũng đã công khai lại với 411 đơn vị nợ thuế phí, các khoản liên quan đến đất, tiền phạt và tiền chậm nộp với tổng số tiền nợ 4.155,8 tỷ đồng (Các đơn vị này đã được công khai các năm trước 2015, 2016, 2017 hoặc 2018)

Tổng cộng, Cục Thuế Hà Nội đã đăng công khai 1.239 doanh nghiệp và dự án với tổng số tiền nợ là 5.876,2 tỷ đồng. Kết quả sau khi đăng công khai đã có 552 doanh nghiệp và dự án nộp hơn 314 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.

Danh sách 605 đơn vị nợ thuế, phí công khai lần đầu, bạn đọc quan tâm có thể xem tại đây

Chi tiết danh sách 96 đơn vị nợ thuế phí được công khai lại tại đây!

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

(VNF) - Dữ liệu tài chính giống như “thực phẩm chức năng”, không phải là “thuốc chữa bệnh”, nên không nằm trong danh mục “ưu tiên” của rất nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cung dữ liệu tài chính chất lượng cao trên thị trường hiện còn hạn chế.

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

(VNF) -Trước phản ánh về việc dùng tài khoản VETC bị treo tiền khi không dùng hết, đồng thời có nhiều người khi chuyển tiền vào tài khoản giao thông vẫn bị mất phí, phía VETC khẳng định, DN không treo tiền của khách, không thu bất kỳ hoản phí nào của khách hàng và đang nỗ lực hoàn thiện dịch vụ để khách hàng thuận tiện khi nộp và sử dụng ứng dụng VETC.

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

(VNF) - Giá vàng trong nước dường như đang “chững lại” để chờ những thay đổi mới trong chính sách bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

(VNF) - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

(VNF) - Chính phủ Campuchia đã chính thức đổi tên Đường vành đai 3 ở Phonm Penh thành “Đại lộ Tập Cận Bình” để vinh danh Chủ tịch nước Trung Quốc, người đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc.

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

(VNF) - Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở.

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

(VNF) - Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã “bơm” ra thị trường 48.500 lượng vàng, tương ứng với 1,8 tấn, thế nhưng giá vẫn không ngừng tăng, lên ngưỡng 90 triệu đồng/lượng. Đặc biệt nhẫn trơn vẫn khan nguồn cung, vậy với nhà đầu tư cá nhân thì có nên “lướt sóng” trong cơn sốt này

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

(VNF) - Trong bối cảnh cả nước ngày càng xuất hiện nhiều vụ mất tiền trong tài khoản, việc bảo vệ thông tin và tài sản của khách hàng đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng Quảng Nam.

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

(VNF) - Manulife, một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lâu đời và lớn nhất thế giới, đang cho thấy sức sống mạnh mẽ và sự linh hoạt đáng kinh ngạc của một “cỗ máy” 137 tuổi trong tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

(VNF) - Trải qua giai đoạn sốt nóng cực độ (2006 -2007), thị trường bất động sản Việt Nam đã bất ngờ đảo chiều trong năm 2008, khởi đầu cho một thời kỳ u ám kéo dài khiến hàng loạt doanh nghiệp địa ốc lao đao. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng tạo điều kiện cho một lớp doanh nghiệp vươn lên, trở thành những cái tên hàng đầu.