VNF

Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang khẳng định thời gian tới, Hà Giang sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương. 


Ông Nguyễn Văn Sơn nói:

“Trong những năm gần đây, công tác thu hút đầu tư của Hà Giang được triển khai tích cực, đồng bộ đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, từ năm 2017 đến nay tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho hơn 200 dự án sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, với tổng vốn đăng ký thực hiện dự án gần 30.000 tỷ đồng (riêng 9 tháng đầu năm 2022: tỉnh đã cấp mới cho 12 dự án; với tổng vốn đầu tư là 2.350 tỷ đồng).

Tuy là tỉnh miền núi xa xôi nhưng thời gian qua Hà Giang đã thu hút được một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm, năng lực triển khai đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh trong các lĩnh vực thương mại, du lịch như dự án Trung tâm thương mại, khách sạn, nhà ở của Tập đoàn Vingroup; Khu du lịch sinh thái Papiu Resort của Công ty Cổ phần Truyền thông Hoa Sao; Khách sạn Yên Biên Luxury; Khu du lịch nghỉ dưỡng H’Mông Village...

Đặc biệt, cùng với sự phục hồi, phát triển của ngành du lịch, lượng khách du lịch đến với Hà Giang ổn định, trải đều các tháng trong năm với nhiều hoạt động, điểm đến hấp dẫn, hoạt động nghiên cứu, đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, các điểm tham quan, xây dựng các sản phẩm dịch vụ du lịch ngày càng trở lên sôi động, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư”.

Để có được kết quả trên, thời gian qua, tỉnh đã triển khai những giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Chúng tôi xác định thu hút đầu tư là nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư. Trong thời gian qua Tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như:

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, đặc biệt là tổ chức lập, thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 và các quy hoạch xây dựng, chương trình phát triển đô thị đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đảm bảo chất lượng.

Thứ hai, ban hành và triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh và lợi thế của từng ngành, lĩnh vực. Tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông liên kết vùng, hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp và khu kinh tế.

Thứ ba, tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng và thực hiện các giải pháp đồng bộ để tạo quỹ đất thu hút đầu tư, đảm bảo an ninh trật tự, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành.

Thứ tư, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ triển khai dự án, trong đó nâng cao vai trò của người đứng đầu các sở, ban, ngành và địa phương; đa dạng hóa các hoạt động và phương thức xúc tiến đầu tư, kết hợp có hiệu quả với xúc tiến thương mại và du lịch; tuyên truyền quảng bá môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư của tỉnh…

Thứ năm, việc thành lập Ban Thu hút đầu tư trực tiếp giúp Chủ tịch UBND tỉnh tiếp nhận, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ và đồng hành cùng các cá nhân, tổ chức đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới, đâu sẽ là những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm thu hút đầu tư tại tỉnh, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Với tầm nhìn “Xây dựng Hà Giang là tỉnh phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp”, tỉnh Hà Giang xác định, tập trung đẩy mạnh thu hút vào các lĩnh vực ưu tiên, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng xanh, bền vững.

Đối với lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung thu hút các dự án đầu tư liên kết tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa; ưu tiên các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao phát triển các vùng trồng nguyên liệu gắn với các sản phẩm nông, lâm nghiệp đặc trưng của tỉnh như chè, cam sành, mật ong, bò, dược liệu… Địa bàn tập trung thu hút tại các huyện vùng thấp như Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình và các huyện vùng cao núi đất như Hoàng Su Phì, Xín Mần.

Với lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung thu hút các dự án phát triển du lịch sinh thái gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa các dân tộc; các dự án du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh; thu hút đầu tư hạ tầng du lịch  theo hướng tiếp cận các cụm, ngành du lịch của tỉnh. Địa bàn tập trung thu hút tại thành phố Hà Giang, 04 huyện vùng cao nguyên đá gồm Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ và 02 huyện vùng cao núi đất phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Đồng thời, sẽ thu hút đầu tư các dự án dịch vụ, logistics vào khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, cửa khẩu Xín Mần và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh gắn với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Với lĩnh vực công nghiệp, thời gian tới, tỉnh sẽ thu hút các dự án đầu tư chế biến nông, lâm sản gắn với tham gia trồng rừng sản xuất và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh, các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, có công nghệ thân thiện môi trường, công nghiệp năng lượng, tập trung vào năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm góp phần vào công tác ứng phó với biển đổi khí hậu.

Với lĩnh vực hạ tầng đô thị, tỉnh cũng thu hút các dự án đầu tư khu dân cư, khu đô thị mới, các dự án hạ tầng đô thị thông minh tại thành phố Hà Giang, trung tâm các huyện, khu trung tâm các xã, thị trấn theo quy hoạch. 

Để thu hút được nguồn vốn này một cách dồi dào và chất lượng, tỉnh Hà Giang sẽ tập trung vào các giải pháp gì trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Nguồn vốn đầu tư luôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi địa phương, Tỉnh Hà Giang xác định mục tiêu thu hút tổng vốn đăng ký đầu tư thực hiện dự án giai đoạn 2021-2025 khoảng 30.000 tỷ đồng (tốc độ tăng trung bình khoảng 8%/năm) trong đó tập trung thu hút từ 10-15 dự án có quy mô vốn đầu tư từ 500 tỷ/dự án trở lên.

Để thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng, hiệu quả, khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng, lợi thế của tỉnh, trong thời gian tới, tỉnh Hà Giang sẽ tập trung nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng, huyện và quy hoạch chi tiết; rà soát, đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch, nhất là giữa quy hoạch xây dựng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư.

Khu du lịch nghỉ dưỡng H'Mong Village

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nhấn là kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, chiến lược như: dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; bảo trì, sửa chữa các tuyến đường quốc lộ; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ...

Ngoài ra, tỉnh cũng tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính; chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm, chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phục vụ người dân, doanh nghiệp theo đúng tinh thần: “Hành chính phục vụ”; tăng tốc chuyển đổi số vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, Hà Giang phải làm thế nào để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, tỉnh Hà Giang tiếp tục rà soát, cải thiện các chỉ số thành phần PCI, triển  khai chuyển đổi số trong hoạt động Xúc tiến đầu tư; Hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát, cung cấp các thông tin dự án cho doanh nghiệp đảm bảo phù hợp với các loại quy hoạch, chỉ đạo các đơn vị đồng hành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp theo quy chế phối hợp trong công tác thu hút, thẩm định, quản lý, giám sát và đánh giá đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Khu du lịch sinh thái P'apiu Reort

Đặc biệt, hiện nay tỉnh Hà Giang đang triển khai đã và đang tổ chức khảo sát, đánh giá năng lực điều hành của 22 sở, ban, ngành, UBND 11 huyện, thành phố (DDCI) trên địa bàn tỉnh để chỉ rõ tồn tại, hạn chế ở từng cơ quan, đơn vị để có giải pháp khắc phục triệt để. Đây là  bộ công cụ để chính quyền địa phương quản lý, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục hạn chế, yếu điểm đối với từng lĩnh vực nhằm tạo động lực cải cách quyết liệt, đồng bộ, góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh. Hơn nữa, còn tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch tiếp nhận ý kiến góp ý nhằm cải thiện mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

(VNF) - Trong năm 2024, ngành ngân hàng ghi nhận nhiều hoạt động nổi bật, trong đó phải kể đến những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá... cũng như những tín hiệu tích cực từ việc chuyển giao các ngân hàng 0 đồng.

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

(VEF) - Người dân còn hoài nghi, e ngại với bảo hiểm vì nhiều lý do khác nhau nhưng chắc chắn không “quay lưng”, bởi những lợi ích lâu dài mà bảo hiểm nhân thọ mang lại cho người tham gia nói riêng, cho an sinh xã hội nói chung

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(VNF) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

(VNF) - Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), cùng VietnamFinance điểm tên những bóng hồng tiêu biểu trong ngành tài chính.

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

(VNF) - Được ca ngợi là “người hùng” khi đưa Haxaco thoát khỏi bờ vực phá sản và trở thành nhà phân phối Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, nhưng với doanh nhân Đỗ Tiến Dũng, đó là điều ông chưa từng mong đợi. Giống như câu chuyện cười ông thường kể, tất cả chỉ vì bất đắc dĩ: bị đẩy vào thế khó và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên.

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

(VNF) - Xây dựng được bản sắc văn hoá của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã làm được điều này và tạo dựng được nét riêng trong văn hoá doanh nghiệp bằng chính tinh thần "phụng sự xã hội" được nuôi dưỡng xuyên suốt 30 năm hình thành và phát triển.

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

(VNF) - Hiểu rằng việc gắn liền mục tiêu kinh doanh với kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng là một bài toán khó, thế nhưng các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, trong đó có Tân Hiệp Phát đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực sản xuất xanh.

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi thụ hưởng các sản phẩm – dịch vụ trong hệ sinh thái thuận ích của Tập đoàn.

Phú Yên lập KCN rộng 1.115ha, thu hút đầu tư lọc hóa dầu luyện kim

Phú Yên lập KCN rộng 1.115ha, thu hút đầu tư lọc hóa dầu luyện kim

(VNF) - Khu công nghiệp Hòa Tâm là khu công nghiệp đa ngành, đầu tư các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng.

Tân Hiệp Phát: Hành trình lan tỏa yêu thương

Tân Hiệp Phát: Hành trình lan tỏa yêu thương

(VNF) - Xuyên suốt quá trình gần 30 năm phát triển, hoạt động đồng hành với những hoàn cảnh khó khăn, phát huy nghĩa cử “tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách" luôn được Công ty Tân Hiệp Phát chú trọng.

AI và xu hướng ra quyết định dựa trên dữ liệu

AI và xu hướng ra quyết định dựa trên dữ liệu

Con người và AI

Con người và AI

Làm gì với AI?

Làm gì với AI?

Tương lai của AI

Tương lai của AI

(VNF) - Khi nói đến AI, câu hỏi đầu tiên của nhiều lãnh đạo ngân hàng là “điều đó có giúp ngân hàng kiếm được nhiều tiền hơn không/ có giúp ngân hàng tiết kiệm được nhiều tiền không?. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định được điều đó một cách chắc chắn.