Ông Putin đã biến làn sóng tháo chạy của phương Tây thành ‘một món hời’ như thế nào?

Mộc An - 18/12/2023 10:27 (GMT+7)

(VNF) - Những nỗ lực của phương Tây nhằm tạo sức ép buộc các công ty rời khỏi thị trường Nga dường như đã phản tác dụng khi đặt các doanh nghiệp sinh lời vào tay Nga với giá chiết khấu cao và bơm hơn một tỷ USD thuế xuất cảnh vào kho bạc của Moscow, theo New York Times.

Làn sóng tháo chạy

Ngay sau khi quân đội Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra lời dề nghị với các công ty phương Tây rằng: “Hãy rời khỏi Nga”, đồng thời ông nhấn mạnh rằng: “Hãy đảm bảo rằng người Nga không nhận được một xu nào”.

Ông Putin đã biến sự rút lui của các công ty lớn của phương Tây thành một vận may bất ngờ cho giới tinh hoa của Nga.

Hàng trăm công ty đã đáp lại lời kêu gọi này. Các chính trị gia và các nhà kinh tế dự đoán rằng nó sẽ góp phần bóp nghẹt nền kinh tế Nga và làm suy yếu nỗ lực chiến sự của Điện Kremlin.

Phát biểu từ Nhà Trắng hai tuần sau khi chiến sự nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định rằng phương Tây đang “đè bẹp” nền kinh tế Nga. “Danh sách các doanh nghiệp và tập đoàn quốc tế rời khỏi Nga ngày càng tăng lên”, ông Biden nhấn mạnh.

Mọi thứ có vẻ ảm đạm đối với nền kinh tế Nga tại thời điểm đó khi sàn giao dịch chứng khoán ở Moscow đóng cửa và đồng rúp rớt giá. Nếu Nga mất tất cả việc làm, sản xuất và tiền mặt của các công ty phương Tây, hậu quả sẽ rất nặng nề.

Vận may bất ngờ cho giới tinh hoa

Nhưng Tổng thống Nga Vladimir Vladimir Putin đã có kế hoạch khác. Ông Putin đã biến sự rút lui của các công ty lớn của phương Tây thành một vận may bất ngờ cho giới tinh hoa của Nga. Theo New York Times, ông Putin biến một điều không may bất ngờ xảy ra thành một kế hoạch làm giàu.

Honeywell đồng ý bán hoạt động kinh doanh tại Nga với giá chiết khấu 50%.

Ông Putin đã ban hành các chính sách hạn chế việc chuyển tiền ra nước ngoài và yêu cầu các công ty từ “các quốc gia không thân thiện” phải được chấp thuận trước khi bán doanh nghiệp của họ.

Tính đến tháng 3 năm ngoái, các công ty phương Tây muốn bán tài sản của mình tại Nga cần phải được sự phê duyệt của ủy ban chính phủ nước này. Điều này nhằm đảm bảo rằng người mua địa phương sẽ có được những tài sản trên với giá hời.

Trích dẫn biên bản cuộc họp ủy ban, New York Times cho biết cơ quan này đã từ chối việc bán các nhà máy thuộc sở hữu của Honeywell, một công ty điện tử của Mỹ, cho đến khi công ty này đồng ý bán với giá chiết khấu 50%. Kể từ đầu năm nay, các công ty bị ràng buộc về mặt pháp lý với Nga đều phải bán tài sản của mình với mức giảm đáng kể này.

“Nhìn chung, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giám sát vô cùng chặt chẽ đối với một trong những thương vụ chuyển giao tài sản lớn nhất ở Nga. Một lượng lớn các sản phẩm của ngành công nghiệp, gồm thang máy, lốp xe, sơn công nghiệp và nhiều sản phẩm khác – hiện phần lớn đều nằm trong tay các công ty Nga ngày càng lớn mạnh”, New York Times cho biết.

Báo cáo tài chính của New York Times cho thấy các công ty phương Tây rời đi đã lỗ hơn 103 tỷ USD kể từ khi xung đột tại Ukraine bắt đầu nổ ra. Bên cạnh đó, các công ty này cũng đã nộp ít nhất 1,25 tỷ USD tiền thuế xuất cảnh cho nhà nước Nga.

“Những người ra đi đang mất vị trí của mình,” Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chia sẻ với New York Times. “Và tất nhiên, tài sản của họ đang được mua với giá chiết khấu đáng kể và được tiếp quản bởi các công ty của chúng tôi, những công ty đang làm điều đó một cách vui vẻ”, ông cho biết thêm.

Các cuộc phản công kinh tế của ông Putin đã giúp củng cố sự ủng hộ của giới tinh hoa của nước này và giảm bớt tác động của sự cô lập của phương Tây. Ông Putin đã hãm phanh đúng lúc các nhà điều hành phương Tây phải đối mặt với áp lực phải tăng tốc.

Trong khi Ukraine đang bận tâm với những nhiệm vụ ngắn hạn như tăng cường hỗ trợ quốc tế, thì khả năng phục hồi tương đối của nền kinh tế Nga đã giúp ông Putin có thể chơi một ván cờ lâu dài.

Tuy nhiên, làn sóng các công ty rời đi vẫn tiếp tục gia tăng. Theo các chuyên gia, nó đã gửi đi một tín hiệu toàn cầu rằng Nga đang bị bỏ lại.

Nhiều người cho rằng cách ông Putin ứng phó với việc các công ty phương Tây rời đi chỉ củng cố hình ảnh nước Nga như một nơi nguy hiểm để kinh doanh. Ngay cả một số quan chức hàng đầu của Nga cũng thừa nhận rằng sự suy giảm cạnh tranh và đầu tư nước ngoài sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế về lâu dài.

Xem thêm >> Mặt hàng nhỏ tăng giá 46% khiến TT Putin thừa nhận ‘thất bại của chính phủ’

Theo New York Times
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.