'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Với nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh rất lớn, các doanh nghiệp dầu khí đều gặp khó khăn trong việc thu xếp ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ. Trong khi đó, khả năng thu xếp của một số ngân hàng thương mại trong nước còn hạn chế.
Theo chia sẻ từ một lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trước đây, để giảm thiểu rủi ro chênh lệch tỷ giá phát sinh giữa thời điểm nhập khẩu và thời điểm thanh toán, PVN thường theo dõi mua ngoại tệ giao ngay vào thời trước điểm tỷ giá xuống thấp để chuẩn bị nguồn ngoại tệ thanh toán hoặc thanh toán hạn.
Tuy nhiên, Thông tư 15/2015/TT-NHNN ngày 2/10/2015 được ban hành đã quy định doanh nghiệp không được mua ngoại tệ giao ngay trước hạn thanh toán. Do đó, khi đến hạn thanh toán, doanh nghiệp thường phải tìm đủ mọi giải pháp để thu xếp ngoại tệ.
Đặc biệt, tại một số thời điểm thị trường ngoại tệ khan hiếm, thanh khoản thấp thì công tác thu xếp ngoại tệ lại càng khó khăn. Trường hợp không thu xếp đủ nguồn ngoại tệ để thanh toán, doanh nghiệp phải đối mặt với các rủi ro phạt do vi phạm hợp đồng với đối tác cung cấp hoặc cho vay nước ngoài với quy định rất chặt chẽ về điều khoản thanh toán trong hợp đồng.
Vấn đề thu xếp vốn vay bằng ngoại tệ cũng là thách thức và là một trong những yếu tố rủi ro tài chính trọng yếu của PVN. Kế hoạch giai đoạn 2017 – 2025, PVN cần nguồn tài trợ cho chuỗi dự án khí trọng điểm Lô B, Cá Voi Xanh… khoảng 5 tỷ USD.
“Với đặc điểm là doanh nghiệp nhà nước, việc vay vốn có thể làm gia tăng nợ quốc gia, do vậy, các khoản vay này thường phải trải qua nhiều thủ tục khó khăn và kéo dài. Điều này có thể gây nên rủi ro cho tiến độ góp vốn để triển khai các dự án theo đúng kế hoạch đề ra”, lãnh đạo PVN cho hay.
Nhu cầu ngoại tệ quá lớn cũng đẩy PVN vào rủi ro lãi suất.
Phía PVN cho biết, do nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp ngành dầu khí thường lớn, thậm chí vượt cả hạn mức cho vay của NHTM trong nước nên hầu hết các khoản vay bằng gốc ngoại tệ có lãi suất thả nổi theo Libor.
Với xu hướng tăng Libor từ đầu năm 2018 đến nay, PVN phải đối diện với rủi ro về lãi suất tăng.
Ước tính, nếu lãi suất các khoản vay ngoại tệ gia tăng 1% sẽ làm tăng chi phí tài chính 1.000 tỷ đồng, làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn nộp ngân sách nhà nước của PVN.
Từ những khó khăn trên, lãnh đạo PVN đưa ra một số kiến nghị để giảm thiểu rủi ro tỷ giá.
Thứ nhất, theo PVN, chi phí tài chính từ hoạt động phái sinh (nếu có) không nên được xem như là một khoản lỗ mà là chi phí cần thiết để đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh an toàn và ổn định.
Thứ hai, cho phép các doanh nghiệp có tình hình thanh toán phụ thuộc nhiều vào ngoại tệ được trách lập quỹ dự phòng chênh lệch tỷ giá như đổi với các khoản dự phòng khác để dự phòng cho các trường hợp biến động lớn về tỷ giá, đảm bảo sự hoạt động ổn định của doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp được chủ động điều tiết nguồn lực từ nguồn ngoại tệ để thanh toán các khoản chi trả ngoại tệ, đồng thời có quy định chính sách miễn kiểm soát để doanh nghiệp không tích trữ ngoại tệ làm ảnh hưởng đến chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước.
Thứ tư, cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như PVN được phép mua ngoại tệ giao ngay trước thời hạn thanh toán để doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn thanh toán, giảm thiểu các chi phí tài chính.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.