M&A

Quỹ đầu tư Đỏ kiên trì thoái vốn tại Viglacera

(VNF) - Sau thất bại của đợt bán ra 2 triệu cổ phiếu Tổng Công ty Viglacera - CTCP (HoSE: VGC) từ ngày 21/10 đến 19/11, Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư đỏ (Red Capital) lại vừa đăng ký bán hơn 2 triệu cổ phiếu VGC từ 29/11 đến 28/12/2019.

Quỹ đầu tư Đỏ kiên trì thoái vốn tại Viglacera

Quỹ đầu tư Đỏ kiên trì thoái vốn tại Viglacera.

Giao dịch được thực hiện với mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Nếu thương vụ này thành công, Red Capital sẽ giảm số lượng nắm giữ từ hơn 5 triệu cổ phiếu VGC (1,124%) xuống còn 3 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 0,67% vốn.

Trước đó, Red Capital cũng đăng ký bán hơn 2 triệu cổ phiếu VGC nhưng chỉ bán được hơn 18.000 cổ phiếu với lý do không đạt được mức giá kỳ vọng.

Hiện tại, VGC đang giao dịch quanh mức 18,450 đồng/cp (10h30 ngày 27/11/2019), tăng 6.34% từ đầu năm với khối lượng giao dịch bình quân hơn 1 triệu cp/ngày.

Red Capital là tổ chức có liên quan đến người nội bộ Đỗ Thị Phương Lan - thành viên HĐQT Viglacera. Bà Đỗ Thị Phương Lan hiện là cổ đông lớn sở hữu 22,49% vốn điều lệ của Red Capital.

Mới đây, Viglacera đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng đầu năm 2019 với

Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý III, Viglacera ghi nhận doanh thu đạt 2.546 tỷ đồng, lãi ròng gần 203 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, Viglacera ghi nhận 7.392 tỷ đồng doanh thu và 611,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 81% kế hoạch năm.

Theo giải trình từ phía công ty, lãi sau thuế quý III là gần 203 tỷ, tăng hơn 21% so với cùng kỳ là do nhu cầu thuê hạ tầng khu công nghiệp và nhóm gạch ốp lát có sự chuyển biến tích cực nhờ tái cơ cấu về chiến lược kinh doanh.

Theo báo cáo phân tích của Công ty Cổ Phần Chứng khoán SSI, động lực tăng trưởng chính của Viglacera trong quý III đến từ phân khúc khu công nghiệp.  SSI ước tính lợi nhuận từ phân khúc bất động sản đạt 512 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ. Tỷ trọng trong cơ cấu tổng lợi nhuận cũng đã tăng lên 60%, từ mức  51% trong 9 tháng đầu năm 2018.

Theo SSI, Vilacera đã cho thuê khoảng 151 ha Khu công nghiệp mới trong 9 tháng đầu năm nay, gấp rưỡi diện tích thuê mới năm 2018. Giá cho thuê duy trì ổn định trong suốt năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, nhưng điều chỉnh tăng 5 -7% trong nửa cuối năm nay. Riêng quý III, Viglacera cho thuê 50 ha đất công nghiệp với khách thuê mới chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Trong đó, Foxconn (Đài Loan) với dự án nhà máy lắp ráp linh kiện màn hình ti vi, dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 26 triệu USD dự kiến triển khai tại Nhà máy tại Khu công nghiệp Đông Mai (Quảng Ninh),.

Đối với mảng kinh doanh vật liệu xây dựng, tổng lợi nhuận đi ngang trong 9 tháng đầu năm. Gạch men là phân khúc duy nhất đạt tăng trưởng với lợi nhuận 9 tháng đầu năm đạt 101 tỷ đồng, gấp ba lần cùng kỳ  nhờ tích cực tái cấu trúc từ giữa năm 2018, cải tổ hoạt động bán hàng, sản xuất và quản lý và đưa ra dòng sản phẩm cao cấp.

Trong khi đó, lợi nhuận từ kính xây dựng, thiết bị vệ sinh và gạch ngói giảm lần lượt 36%, 27% và 11% so với cùng kỳ xuống còn 70 tỷ đồng, 56 tỷ đồng và 95 tỷ đồng do cạnh tranh gay gắt. Đối với kính xây dựng, áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm Malaysia đã khiến giá kính giảm. Mảng thiết bị vệ sinh cũng chịu áp lực từ hàng nhập khẩu Trung Quốc tại thị trường miền Nam. Mảng gạch ngói cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi chi phí than đầu vào tăng, cùng với nhu cầu thị trường chậm lại.

Nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh Mỹ Xuân (với công suất hàng năm là 750.000 sản phẩm) bắt đầu hoạt động trong quý IV//2018 và hiện đạt công suất 70%. Đánh giá về mảng kinh doanh này, SSI cho rằng nhà máy sẽ hoạt động ổn định trong năm tới, từ đó giúp doanh thu và lợi nhuận từ thiết bị vệ sinh tăng 7% và 14% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 30/9/2019, tổng tài sản của VGC tăng 16.533 tỷ đồng lên 19.058 tỷ đồng; nợ phải trả cũng tăng từ 9.661 tỷ đồng hồi đầu năm lên 12.140 tỷ - trong đó, nợ ngắn hạn là 5.605 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là hơn 699 tỷ đồng.

Tin mới lên