'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh sinh năm 1974, là Thạc sĩ Kinh tế tài chính – Ngân hàng. Bà Oanh tham gia công tác tại Sacombank từ năm 2000 và từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý cấp cao.
Cùng với quyết định bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc mới, Sacombank cũng thực hiện các quyết định điều động và bổ nhiệm nhiều nhân sự khác. Cụ thể, ngân hàng điều động và bổ nhiệm ông Đào Nguyên Vũ (sinh năm 1967) hiện là Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khu vực Đông TP. HCM, giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Tín dụng.
Sacombank cũng điều động và bổ nhiệm ông Võ Anh Nhuệ (sinh năm 1972) hiện là Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc khu vực Tây Nam Bộ, giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối hỗ trợ kiêm Chủ tịch Sacombank Lào; điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Trị (sinh năm 1973) hiện là Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khu vực Tây TP. HCM, giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khu vực TP. HCM (Sáp nhập hai khu vực Đông TP. HCM và Tây TP. HCM)
Cùng đó, ông Nguyễn Ngọc Hải Đăng (sinh năm 1979) hiện là Phó Giám đốc Khu vực Tây Nam Bộ cũng được bổ nhiệm giữ chức vụ Quyền Giám đốc Khu vực Tây Nam Bộ.
Kết thúc năm 2021, tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 521 nghìn tỷ đồng, tăng 6%; huy động vốn tăng 4% đạt hơn 464 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh về mức 1,47%; số dự phòng tăng gần 24% đạt hơn 16.130 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 4.400 tỷ, tăng 31,8%. Các chỉ số sinh lời tiếp tục được cải thiện với ROA bình quân đạt 0,67% và ROE đạt 10,79%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) tăng 30,6% đạt 1.630 đồng. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt hơn 34,6 nghìn tỷ đồng. Các tỷ lệ đảm bảo an toàn tuân thủ theo đúng theo quy định của NHNN.
Đặc biệt, năm 2021 Sacombank ghi dấu ấn tượng trong công tác xử lý và thu hồi nợ xấu. Cụ thể, ngân hàng đã thu hồi, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng được 14.087 tỷ đồng, trong đó thu hồi 11.759 tỷ đồng các khoản thuộc đề án, vượt mục tiêu cổ đông giao (10 nghìn tỷ); nâng mức thu hồi luỹ kế từ khi thực hiện Đề án lên 58.306 tỷ đồng, đạt 67,9% kế hoạch tổng thể đề án đến 2025, vượt 7,9% tiến độ.
Ngân hàng cũng đã trích lập được 8.260 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro và xử lý tài sản tồn đọng trong năm qua, nâng tổng mức trích lập luỹ kế lên 20.287 tỷ, đạt 87,5% kế hoạch tổng thể của đề án đến năm 2025.
Năm 2022, Sacombank đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên trên 573 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với 2021; nguồn vốn huy động tăng 10%, dư nợ tín dụng tăng 12%, lợi nhuận trước thuế tăng 20% lên 5.280 tỷ đồng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Các giải pháp trọng tâm thực hiện trong năm nay gồm: đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng còn lại; tiếp tục phát triển các giải pháp công nghệ số trong tất cả các hoạt động chính của ngân hàng; hoàn thiện các dự án quản trị rủi ro theo Basel II; khai thác hiệu quả nguồn vốn và tăng hiệu suất sử dụng tài sản; mở rộng quy mô; tăng năng suất lao động; thực hiện phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên (ESOP) để gắn kết bền chặt hơn giữa người lao động với Sacombank.
Nhấn mạnh đến mục tiêu năm 2022, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc cho biết, chỉ trong 4 tháng đầu năm, Sacombank đã ghi nhận tăng trưởng huy động hơn 7%, tăng trưởng tín dụng hơn 6%. Đặc biệt nợ xấu thu hồi trên 11.500 tỷ, trong đó thực thu mang về cho ngân hàng 6.500 tỷ, dự kiến cả năm sẽ thu hồi và xử lý 15.000 tỷ đồng nợ xấu.
Với tiến độ kinh doanh đang được triển khai quyết liệt, theo bà Diễm, Sacombank tự tin sẽ hoàn thành và vượt mọi chỉ tiêu cổ đông giao, hoàn thành sớm Đề án tái cơ cấu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.