Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko mới đây đã phê duyệt đề xuất của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (NSDC) về các biện pháp trừng phạt bổ sung với Nga.
Theo đó, bộ phận báo chí của NSDC ngày 20/3 thông báo nước này áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các công ty, chính trị gia, doanh nhân và cán bộ thực thi pháp luật đã ủng hộ hoặc đóng góp cho các hành động gây hấn chống Ukraine.
"Theo sáng kiến của Nội các Ukraine, Cơ quan An ninh Ukraine và Ngân hàng Quốc gia Ukraine, lệnh trừng phạt được áp dụng đối với 294 pháp nhân và 848 thể nhân", bộ phận báo chí nêu rõ.
Theo đó, những pháp nhân và thể nhân này bị trừng phạt vì đã tham gia xây cầu Kerch nối Crimea với lục địa Nga, tiến hành các cuộc bầu cử ở Donbass, xuất bản và phân phối các sản phẩm có nội dung chống lại Ukraine và liên quan đến việc bắt giữ các tàu quân sự Ukraine hồi tháng 11/2018… Tất cả những thể nhân và pháp nhân này sẽ bị Ukraine phong tỏa tài sản.
Không chỉ là công dân Nga, những người có tên trong danh sách trừng phạt của Ukraina gồm các công dân đến từ Nam Ossetia, Abkhazia, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Áo, Italia, Hà Lan, Bỉ, Brazil và Đức. Đây đều là, những quan sát viên trong các cuộc bầu cử tại CHND Lugansk và CHND Donetsk hồi tháng 11/2018 mà Ukraina cho là bất hợp pháp.
Thêm vào đó, lệnh trừng phạt cũng nhắm tới các nhà lãnh đạo của Hội đồng Liên bang Nga, đại biểu Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Rosneft và cựu lãnh đạo tập đoàn "Đường sắt Nga".
Trước đó, Mỹ cùng với EU và Canada ngày 15/3 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các quan chức và doanh nghiệp Nga liên quan đến việc nước này sáp nhập bán đảo Crimea và đã bắt giữ các thủy thủ của Ukraine trên Biển Đen hồi tháng 11/2018.
Phản ứng với động thái này, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định sẽ có biện pháp trả đũa thích đáng.
Hôm 18/3, khi đến thăm Crimea, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga và lãnh đạo Ukraine đương nhiệm chưa thực sự hiểu nhau, điều đó khiến hai bên gặp nhiều khó khăn để giải quyết hoặc đạt được những kết quả tích cực trong các vấn đề.
Ông Putin cũng tuyên bố, Nga sẵn sàng hàn gắn quan hệ với Ukraine khi hai bên có sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn.
Bộ Ngoại giao Ukraine ngay sau đó đã lên tiếng phản đối trong một thông báo gửi Bộ Ngoại giao Nga về chuyến đi của ông Putin đến Crimea. Kiev nói rằng, chuyến thăm của ông Putin đã vi phạm chủ quyền nhà nước và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Quan hệ giữa Nga và Ukraine trở nên căng thẳng sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và phong trào đòi ly khai nổ ra ở miền đông Ukraine hồi năm 2014. Kiev và các nước phương Tây cáo buộc Moscow hỗ trợ vũ khí cho phe ly khai ở miền đông Ukraine, nhưng Điện Kremlin bác bỏ. Mới đây, tình trạng căng thẳng tiếp tục leo thang sau khi Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) ngày 25/11/2018 xác nhận các tàu của hải quân nước này đã dùng vũ khí chặn và bắt giữ bộ ba tàu Ukraine có hành vi xâm phạm lãnh hải Nga ở gần Crimea một cách bất hợp pháp. Trong khi đó, Ukraine cáo buộc tàu Nga nổ súng khi ba tàu của họ đã rút khỏi khu vực cách lãnh hải Nga 20 km. Nga đã bắt giữ 24 thủy thủ Ukraine và hiện vẫn chưa trả tự do cho những người này. |
Xem thêm >> Ý sẽ tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường bất chấp ‘lời cảnh tỉnh’ từ Mỹ
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.