'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại hội nghị "Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế" diễn ra chiều 22/4, đại diện Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) đã đóng góp một số ý kiến nhằm bình ổn thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trấn an nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường này vừa xảy ra sự kiện tiêu cực, ảnh hưởng tâm lý của trái chủ dẫn tới động thái bán tháo trái phiếu về các tổ chức phát hành, công ty chứng khoán... gây căng thẳng cho thanh khoản chung.
Đại diện VBMA cho biết, trong 10 năm qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã tăng trưởng rất mạnh, số lượng nhà phát hành tăng gấp 8 lần, khối lượng phát hành tăng 23 lần. Theo số liệu năm 2021, thị trường ghi nhận 400 doanh nghiệp phát hành với khối lượng 635.283 tỷ đồng, tương ứng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đã chiếm khoảng 14,1% GDP của Việt Nam.
Trong đó, các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bất động sản là những nhà phát hành lớn nhất, lần lượt chiếm 36,4% và 33,4% tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp. Hiện, thị trường trái phiếu chủ yếu vẫn là hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, chiếm 93% tỷ trọng toàn thị trường, chỉ một số ít còn lại mới được phát hành ra công chúng.
Trong bối cảnh này, để thực hiện mục tiêu đưa thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục phát triển, phát huy vai trò quan trọng là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho tổ chức kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng, VBMA cho rằng cần cải thiện vấn đề "nóng" hàng đầu đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ, đấy là nâng cao chất lượng của các tổ chức phát hành.
Hiện nay, chỉ một số ít các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có độ tín nhiệm cao (có định hạng tín nhiệm - rating), còn lại phần lớn là độ tín nhiệm thấp, hoặc không có. Điều này có thể gây rủi ro cho các nhà đầu tư, bởi lẽ không hiếm trường hợp doanh nghiệp che giấu năng lực tài chính của mình nhằm phát hành lượng trái phiếu lên tới hàng chục lần vốn thực họ đang có, hoặc sử dụng nguồn vốn trái phiếu không đúng mục đích đặt ra, trong khi không có tài sản bảo đảm, không bảo lãnh thanh toán...
Tuy nhiên theo VBMA, hiện chưa thể có yêu cầu bắt buộc định hạng tín nhiệm cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, bởi lẽ chỉ có 1 công ty làm nghiệp vụ này hoạt động, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nếu quy định như vậy, chắc hẳn sẽ gây ách tắc lớn.
Để góp phần giải quyết vướng mắc này, VBMA đang tích cực làm việc với Moody's - tổ chức xếp hạng tín nhiệm "big 3" thế giới, cùng với các thành viên hiệp hội nhằm thành lập công ty liên doanh để thực hiện định hạng tín nhiệm, dự kiến có giấy phép và đi vào hoạt động trong quý II/2022.
"Sau khi có ít nhất 2 công ty hoạt động với khả năng đáp ứng được nhu cầu thị trường, lúc đó yêu cầu bắt buộc có xếp hạng tín nhiệm sẽ là thích hợp để minh bạch hóa hơn nữa các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường", đại diện VBMA nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, VBMA cũng đề xuất Chính phủ đẩy mạnh đào tạo, truyền thông đại chúng về trái phiếu doanh nghiệp, tăng năng lực quản lý tài chính cá nhân và giảm thiểu việc nhà đầu tư tham gia các sản phẩm đầu tư không đúng chuẩn. Đồng thời sớm đưa thị trường giao dịch trái phiếu niêm yết vào vận hành; ban hành các quy chế đăng ký, niêm yết trái phiếu theo quy định mới.
VBMA cũng kiến nghị số hóa và đưa ứng dụng công nghệ vào công tác cấp phép, công bố thông tin nhằm đẩy nhanh quá trình phát hành cho doanh nghiệp và minh bạch thông tin cho nhà đầu tư.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.