Shark Hưng: Nhà đầu tư Trung Quốc tăng M&A các dự án bất động sản công nghiệp tại Việt Nam

Lệ Chi - 13/06/2020 11:53 (GMT+7)

(VNF) - “Trước làn sóng các doanh nghiệp dịch chuyển khỏi Trung Quốc, các doanh nhân nước này đã sang Việt Nam và M&A các khu công nghiệp. Nếu chúng ta không nhanh chóng, sẵn sàng thì các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ vào với tâm thế: 'Tôi lại ở đây và sẵn sàng đón các anh!'”, ông Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng), Phó chủ tịch HĐQT Cen Group chia sẻ.

VNF
Shark Hưng: Nhà đầu tư Trung Quốc tăng M&A các dự án bất động sản công nghiệp tại Việt Nam

Tại hội thảo “Giải pháp phục hồi thị trường bất động sản hậu Covid-19”, Phó chủ tịch Cen Group cho biết để đón các doanh nghiệp dịch chuyển khỏi Trung Quốc, bên cạnh xây dựng các khu công nghiệp thì việc phát triển hệ thống logistic cũng như phát triển công nghiệp phụ trợ là điều cần quan tâm.

Theo ông Hưng, có 2 xu hướng về làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Thứ nhất là cuộc dịch chuyển từ chính các nhà đầu tư nước ngoài - họ sẽ thuê các nhà máy đi kèm dịch vụ, cung cấp trọn gói từ A-Z.

“Có thể thấy, ngay sau khi có động thái dịch chuyển này thì rất nhiều nước xung quanh chúng ta cũng lên kế hoạch để đón làn sóng dịch chuyển”, ông Hưng nói và viện dẫn Indonesia đã có kế hoạch “đi tắt đón đầu”, đàm phàn với chính phủ Mỹ về việc di dời các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc sang quốc đảo này. Chính phủ nước này đã chuẩn bị 4.000ha đất để đón các công ty này. Còn Việt Nam đang hi vọng Apple sẽ đặt nhà máy tại đây.

Theo Shark Hưng, trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam đang có lợi thế về mặt địa lý, song Việt Nam lại có nhiều bất cập khác về tính sẵn sàng.

“Cơ hội sẽ dành cho tất cả mọi người và chỉ đến với ai khi sẵn sàng đón nhận”, ông Hưng nói và cho rằng khi các doanh nghiệp đi khỏi Trung Quốc thì cơ hội dành cho các nước Đông Nam Á và họ muốn đến nước nào đã sẵn sàng đón nhận họ.

“Chúng ta dường như chưa thực sự sẵn sàng và hơi chậm chạp”, Shark Hưng nhận định.

Xu hướng thứ hai, theo ông Hưng là xu hướng dịch chuyển từ những nhà cung cấp dịch vụ bất động sản hạ tầng và khu công nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu quan sát về báo cáo thị trường M&A thì số lượng M&A tại Việt Nam tăng vọt trong vòng 3-4 tháng đầu năm 2020.

“Ai là người đi thâu tóm những công ty này? Không ai khác ngoài Trung Quốc”, Shark Hưng nói.

Ông Hưng cho biết các doanh nhân Trung Quốc không cần biết chính phủ của họ sẽ làm những gì, nhưng để cứu vãn tình trạng này thì họ nhanh chân sang Việt Nam thâu tóm nhiều khu công nghiệp đang dở dang hoặc có mặt bằng sạch. Thậm chí thủ tục pháp lý có thể chưa xong nhưng họ vẫn M&A mua lại các doanh nghiệp, nhà máy, hạ tầng…

Cũng theo Shark Hưng, chính phủ Trung Quốc chắc chắn sẽ có những động thái nhất định để ngăn chặn làn sóng di dời này. Và trong cuộc đấu trí này, Việt Nam không thể đánh giá chủ quan bất kỳ ai.

“Nếu chúng ta không nhanh chóng, sẵn sàng thì các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ vào với tâm thế: Tôi lại ở đây và sẵn sàng đón các anh!”, ông Hưng nói.

Do đó, Shark Hưng cho rằng Việt Nam cần phải nhanh, linh hoạt và có phản ứng kịp thời và tích cực để đón nhận cơ hội này.

Khi được hỏi về thị trường từ nay đến cuối năm, dòng tiền sẽ đổ về các kênh đầu tư nào, ông Hưng cho rằng vàng sẽ là kênh có tính thanh khoản cao nhất, tiếp đó là bất động sản và cuối cùng là chứng khoán nhưng kênh đầu tư này ít được lựa chọn hơn.

Đất sạch để bàn giao ngay rất hạn chế

Bà Vân Nguyễn, Giám đốc bộ phận thị trường JLL, khi nói về bất động sản công nghiệp cho rằng xu hướng dịch chuyển các nhà máy rời khỏi Trung Quốc đã có cách đây vài năm.

Theo bà Vân, có nhiều lý do để Việt Nam trở thành một trong những điểm đến trong làn sóng này. Thứ nhất, vị trí chiến lược gần với Trung Quốc nên Việt Nam có cơ hội đón làn sóng dịch chuyển.

Thứ hai, những năm gần đây chính phủ Trung Quốc luôn khuyến nghị những ngành sản xuất sạch, chi phí nhân công lao động và chi phí đất ở Trung Quốc đang tăng rất cao.

Thứ ba, trước đại dịch Covid-19, Việt Nam đã là điểm đến trong nhiều điểm đến khác. Khi Covid-19 diễn ra và đỉnh điểm là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thì việc dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc ngày càng ồ ạt hơn.

Việc các doanh nghiệp chuyển ra khỏi Trung Quốc, bà Vân đánh giá Việt Nam có được lợi, tuy nhiên Việt Nam vẫn đang nằm trong sự lựa chọn. Ngoài Việt Nam còn có nhiều nước khác như Ấn Độ đang được các doanh nghiệp quan tâm, vì đây là nước có lợi thế về dân số đông, diện tích lớn, nguồn lao động tốt.

Giám đốc bộ phận thị trường JLL cho biết một trong những vấn đề về bất động sản công nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây là nguồn cung và quỹ đất.

Bà cho rằng nguồn cung ở Việt Nam rất lớn, tuy nhiên đất sạch để bàn giao ngay thì rất hạn chế, khiến việc giải phóng mặt bằng còn khó khăn.

“Việc lựa chọn và cấp giấy phép đầu tư cũng cần có sự lựa chọn để tránh tình trạng Việt Nam trở thành nơi chuyển dịch của các nhà máy, nhà sản xuất không sạch”, bà Vân kiến nghị.

>>> Xem thêm: TS Lê Xuân Nghĩa: 'Thị trường bất động sản đang hôn mê'

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

(VNF) - Lĩnh vực công nghệ đã có một năm phi thường khi việc định giá các công ty như Nvidia, Meta và Amazon tăng vọt giúp nâng thị phần của lĩnh vực này trong S&P 500 lên mức 30%, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh bùng nổ này, người ta gần như dễ dàng bỏ qua những thách thức mà những “gã khổng lồ" công nghệ ở những khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Quốc, phải đối mặt.

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

(VNF) - Nhiều chuyên gia chung nhận định, kiến nghị quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt trong mua, bán vàng mang tính khả thi không cao, muốn triển khai cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

(VNF) - AstraZeneca đã bắt đầu thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn thế giới, động thái diễn ra sau khi hãng thừa nhận tác dụng phụ hiếm gặp gây đông máu của loại vaccine này.

 Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

(VNF) - Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu đang được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án 11.700 tỷ đồng

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

(VNF) - Doanh thu của Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 1.250 tỷ NDT (17,6 tỷ USD) vào năm 2023 nhờ nhu cầu đi lại tăng vọt. Tuy nhiên, quyết định tăng giá vé tới 20% của công ty này mới đây đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân trong nước.

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức lãi 12 quý liên tiếp, đang từng bước tái cơ cấu tài chính, vừa mua lại trước hạn 300 tỷ đồng trái phiếu.

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

(VNF) - Sau 46 năm thành lập thương hiệu, Tường An cho ra mắt dòng sản phẩm nước mắm và hạt nêm mới trên thị trường quy mô dự đoán sẽ đạt 40,812 tỷ trong năm 2026. Bước đi này được xem là một cơ hội mới cho Tường An tại ngành hàng gia vị thiết yếu.

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

(VNF) - Xuân Cầu Holdings và CityLand được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.518 tỷ đồng.

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.