Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Nói không với việc chuyển giao quyền quản lý vốn
“Đề xuất chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ CMSC về lại Bộ Giao thông vận tải chỉ tận dụng được bộ máy cũ, mô hình cũ để thực hiện theo cơ chế cũ, mặc dù cơ chế này không còn phù hợp với tình hình thực tiễn”, đó là nhận định của Chủ tịch CMSC Nguyễn Hoàng Anh khi ký văn bản hôm 30-3 gửi Thủ tướng Chính phủ.
Ông Hoàng Anh cho rằng đề xuất điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ CMSC về Bộ Giao thông vận tải không phù hợp chủ trương của Đảng về tách bạch chức năng quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. CMSC kiến nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn ở lại để ủy ban này quản lý, tiếp tục đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước như 2 năm qua.
Khi bàn giao 5 tập đoàn, tổng công ty lớn của Bộ Giao thông vận tải về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (CMSC), Chính phủ hy vọng sẽ tách bạch đươc mô hình quản lý. Nhưng điều đó đến nay chưa làm được. Ảnh minh họa: Bộ Giao thông vận tải
Lý do mà CMSC phải thực hiện đánh giá toàn diện việc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam "đi hay ở lại" xuất phát từ yêu cầu của Thủ tướng hôm 17-2. Thủ tướng đề nghị cả Bộ GTVT và CMSC phải đánh giá toàn diện những ưu nhược điểm của đề xuất từ nhiều chuyên gia kinh tế, trong đó đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC)... quay lại mô hình quản lý cũ (thuộc Bộ Giao thông vận tải) để tháo gỡ những vướng mắc khiến cho doanh nghiệp gặp khó khi hoạt động suốt hai năm qua.
Sau khi Bộ Giao thông vận tải bàn giao quyền đại diện vốn chủ sở hữu tại 5 doanh nghiệp: Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về CMSC thì cả Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (Luật 69) và Luật đầu tư 2014 (Luật 67) và các văn bản hướng dẫn đều không có nội dung nào cho phép mô hình CMSC phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án lớn.
Muốn để CMSC có quyền phê duyệt các dự án lớn thì các quy định pháp luật phải sửa đổi. Do đó, trong thời gian qua, một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong đó có Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nộp hồ sơ sang CMSC đề nghị phê duyệt một số dự án lớn có mức vốn dưới 5.000 tỉ đồng đều bị mắc kẹt. Riêng ngành đường sắt không giải ngân được số tiền hơn 2.000 tỉ đồng chi phí duy tu, bảo dưỡng hạ tầng năm 2020 do Bộ GTVT không thể giao vốn cho doanh nghiệp không thuộc chức năng bộ này quản lý
Lối thoát nào?
CMSC báo cáo với Thủ tướng rằng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có 5 vướng mắc thì CMSC đang phối hợp với các bộ giải quyết. Chỉ có một vướng mắc là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng khi chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp về ủy ban thì việc giao dự toán ngân sách kết cấu hạ tầng đường sắt gặp khó khăn.
“Tuy nhiên, đây không phải là vướng mắc phát sinh do chuyển giao về ủy ban”, ông Hoàng Anh nhấn mạnh trong văn bản. Vì theo quy định hiện hành thì các bộ, cơ quan ngang bộ đều có thể đặt hàng cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Quy định này cho phép Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không bắt buộc phải trực thuộc Bộ Giao thông vận tải mới đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ bảo trì.
CMSC cũng giải thích thêm rằng ủy ban mới hoạt động hơn một năm, đang hoàn thiện về mô hình. Nếu chuyển Tổng công ty Đường sắt về lại mái nhà xưa đồng nghĩa với việc tách bạch các vai trò quản lý không còn ý nghĩa. Ủy ban đang phối hợp với các bộ xử lý cùng doanh nghiệp.
Chưa rõ cuộc tranh luận giữa các bộ về cơ chế quản lý các tập đoàn, tổng công ty bao giờ sẽ đến hồi kết.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.