'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính. Mẫu sổ mới có nhiều thay đổi như chuyển từ 4 thành 2 trang, in mã QR.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw, đã có chia sẻ với VietnamFinance về tính bảo mật thông tin trong mẫu giấy mới.
- Ông đánh giá thế nào về đề xuất in mã QR trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Theo Điều 3 dự thảo Thông tư quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính đã đề xuất mẫu sổ đỏ, sổ hồng mới có in mã QR tại trang 1. Đề xuất này có ưu điểm về mặt chống làm giả, tăng tính minh bạch và tiện lợi.
Mã QR giúp xác thực thông tin trên sổ, giảm thiểu nguy cơ làm giả sổ, nhờ đó bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu sổ và thửa đất, góp phần tạo nên sự an toàn trong giao dịch bất động sản. Không chỉ vậy, mã QR trên sổ đỏ, sổ hồng cho phép người dân tra cứu thông tin về thửa đất trực tiếp, có thể sẽ gồm các thông tin cơ bản quan trọng như chủ sở hữu, diện tích thửa đất, diện tích, vị trí, lịch sử… tăng tính minh bạch trong việc quản lý đất đai và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
Việc công khai thông tin về thửa đất cũng giúp hạn chế xảy ra tranh chấp đất đai do mâu thuẫn về thông tin. Ngoài ra, việc đề xuất gắn mã QR lên sổ tạo ra một mẫu thống nhất và áp dụng trên toàn quốc cho mọi loại đất và tài sản gắn liền với đất, giúp đơn giản hóa quy trình cấp phát giấy chứng nhận và tạo ra sự tiện lợi cho người dân. Đây là bước tiến trong việc chuyển đổi số của Chính phủ nói chung và ngành tài nguyên môi trường nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, việc triển khai sẽ có một số khó khăn nhất định. Việc in mã QR trên sổ đỏ, sổ hồng mới có thể gặp một số khó khăn do đòi hỏi sự thay đổi về quy trình cấp sổ, cũng như việc nâng cấp hệ thống quản lý đất đai. Mã QR vô cùng tiện lợi, nhưng cũng vì sợ tiện lợi đó nếu không được bảo mật cẩn thận có thể bị lộ thông tin cá nhân của chủ sở hữu đất đai.
- Như ông vừa chia sẻ, tính bảo mật thông tin trong mẫu giấy mới sẽ có rủi ro?
Nhìn chung, việc in mã QR trên sổ đỏ, sổ hồng mới là một bước tiến trong việc chống giảo mạo thông tin trên sổ. Mã QR cũng dễ dàng chụp, sao chép hơn là cả quyển sổ, có thể bị dùng vào việc làm giả sổ đỏ, sổ hồng.
Mức độ bảo mật của mã QR cũng phụ thuộc vào tính báo mật của hệ thống thông tin đất đai quốc gia.
Ngoài ra, sự tiện lợi trong việc quét mã QR cũng có thể dẫn đến việc làm lộ thông tin cá nhân của chủ sở hữu sổ, bị dùng vào mục đích xấu. Kẻ xấu cũng có thể dùng mã QR giả đè lên để lan truyền mã độc, gây mất an toàn bảo mật đối với thiết bị của người dân. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có biện pháp tăng tính bảo mật của loại sổ mới.
- Với mẫu giấy chứng nhận mới có những điểm nào mang lại nhiều lợi ích cho người dân, thưa ông?
Thông tư dự thảo có nhiều điểm phù hợp, giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân trong giao dịch đất đai. Tuy nhiên, dự thảo cũng có một số điểm chưa phù hợp cần được hoàn thiện để đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả trong việc quản lý đất đai.
Về những điểm phù hợp, đầu tiên là về việc thống nhất sử dụng mẫu giấy chứng nhận. Việc sử dụng mẫu giấy chứng nhận thống nhất trên toàn quốc sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân trong giao dịch đất đai. Đồng thời, mẫu giấy chứng nhận mới có mã QR giúp tăng cường tính bảo mật và chống giả mạo.
Việc thu gọn thông tin từ 4 trang xuống 2 trang giúp cho giấy chứng nhận dễ đọc, dễ sử dụng hơn. Việc đưa thông tin quan trọng như thửa đất số, loại đất, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, địa chỉ trước đây lên trang một giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết. Đồng thời, việc thu gọn thông tin và sử dụng mã QR giúp tiết kiệm chi phí in ấn và phát hành giấy chứng nhận.
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống thông tin đất đai quốc gia chưa hoàn thiện và chưa được kết nối với tất cả các địa phương. Do đó, việc sử dụng mã QR có khả năng truy cập trực tiếp vào hệ thống thông tin đất đai quốc gia có thể còn khó khăn cho người dân trong việc tra cứu thông tin, nếu hạ tầng công nghệ thông tin còn chưa được nâng cấp.
Xin cảm chia sẻ của ông!
Theo Khoản 3 Điều 256 của Luật Đất đai năm 2024, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp trước ngày 1/1/2025 vẫn có giá trị pháp lý và không phải cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới. Trường hợp có nhu cầu thì được cấp đổi sang giấy chứng nhận mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.