Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Báo cáo cập nhật ngành thép vừa được Công ty Chứng khoán SSI công bố nhấn mạnh trong quý II/2020, sản lượng tiêu thụ thép Việt Nam phục hồi tích cực do nhu cầu từ mảng dân dụng.
Cụ thể, so với mức giảm 14% so với cùng kỳ trong quý I/2020, mức giảm 1% so với cùng kỳ trong quý II/2020 có thể được coi là một dấu hiệu phục hồi. Nhu cầu trong nước thậm chí còn tăng lên 1% so với cùng kỳ trong quý II/2020 so với mức giảm 13% trong quý I/2020.
"Chúng tôi cho rằng điều này là do nhu cầu dồn nén từ quý I cũng như sức tiêu thụ thu ổn định trong kênh xây dựng dân dụng", chuyên gia của SSI lý giải.
SSI nhận định áp lực cạnh tranh đối với phân khúc thép xây dựng đang gia tăng, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đang gia tăng thị phần.
Tính toán cho thấy, thị phần của Hòa Phát trong mảng thép xây dựng đã tăng lên mức 31% trong 6 tháng đầu năm 2020, so với mức 25% trong 6 tháng đầu năm 2019, chủ yếu nhờ sự đóng góp của khu liên hợp Dung Quất.
Cùng với đó, biên lợi nhuận ròng của các công ty sản xuất khác giảm dưới 2% do công suất trong nước gia tăng và nhu cầu chậm lại, điều này giúp Hòa Phát giành thị phần nhờ lợi thế đáng kể về chi phí sản xuất.
Trong khi hầu hết các công ty sản xuất khác đều có sản lượng tiêu thụ giảm khoảng 10-20%, sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát đã tăng 12% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2020.
Các công ty tôn mạ ghi nhận lợi nhuận phục hồi nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) và Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (NKG) lần lượt giảm 2% và 11% so với cùng kỳ, do kênh xuất khẩu chững lại. Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi đã cải thiện đáng kể nhờ giá nguyên liệu HRC giảm, nhu cầu trong nước phục hồi và áp lực canh tranh giảm.
Dự đoán trong 6 tháng cuối năm 2020, SSI ước tính nhu cầu tiêu thụ thép sẽ phục hồi và tăng 4-5% so với cùng kỳ năm ngoái do chính sách giãn cách xã hội được nới lỏng và gia tăng đầu tư công.
Ngoài ra, công ty chứng khoán này cho rằng Việt Nam được hưởng lợi từ nhu cầu thép tiếp tục tăng mạnh ở Trung Quốc. Theo Hiệp hội quặng sắt và thép Trung Quốc, mức tiêu thụ thép của Trung Quốc ước tính tăng 40 triệu tấn, tương đương tăng khoảng 8% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2020 và 2% cho cả năm 2020.
Trong nửa đầu năm 2020, sản lượng thép của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng đáng kể, gần gấp 15 lần, lên 1,06 triệu tấn, khoảng 27% tổng sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với triển vọng năm 2021, SSI ước tính nhu cầu tiêu thụ thép sẽ tăng khoảng khoảng 3%-5% từ mức cơ sở thấp trong năm 2020, nhờ kỳ vọng kinh tế vĩ mô chung phục hồi, cùng với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Theo Hiệp hội thép thế giới, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến phục hồi 4% trong năm 2021, điều này sẽ hỗ trợ cho kênh xuất khẩu của các công ty sản xuất của Việt Nam.
SSI dự báo lợi nhuận của Hòa Phát sẽ tăng 15% nhờ giai đoạn 2 của Khu liên hợp Dung Quất, trong khi lợi nhuận của Hoa Sen ước tính giảm nhẹ do sự điều chỉnh trong biên lợi nhuận gộp.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.