'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo Chiến lược thị trường tháng 12/2020 vừa được Công ty Chứng khoán SSI công bố tóm lược rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã "lấy lại động lực" trong tháng 11.
Cụ thể, sau nhịp điều chỉnh diễn ra vào tuần cuối tháng 10, thông tin các hãng dược trên thế giới lần lượt công bố kết quả thử nghiệm vắc-xin Covid-19 đạt hiệu quả cao đã giúp TTCK thế giới, trong đó có TTCK Việt Nam lấy lại được động lực tăng điểm trong tháng 11.
Chỉ số VN-Index diễn biến thuận lợi với đà tăng mạnh mẽ trong tháng, ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.000 điểm được phá vỡ vào phiên ngày 26/11 và chỉ số đóng cửa phiên cuối tháng tại 1.003,08 điểm, tăng 77,61 điểm (tăng 8,4%) so với thời điểm cuối tháng 10.
Thị trường diễn biến đồng thuận khi các chỉ số VN30, VNMidcap và VNSmallcap cũng ghi nhận tăng trưởng 8,2%, 12% và 12,8% trong tháng.
Như vậy, tính chung 11 tháng năm nay, TTCK Việt Nam đã có được tăng trưởng dương ở các tất cả các chỉ số: VN-Index (tăng 4,4%), VN30 (tăng 9,9%), VNMidcap (tăng 17,1%) và VNSmallcap (tăng 17,6%).
So với mức đáy đã xác lập hồi tháng 3, tất cả các chỉ số đã đạt được mức phục hồi rất mạnh, tương ứng VN-Index (tăng 52,2%), VN30 (tăng 58,1%), VNMidcap (tăng 65,3%), VNSmallcap (tăng 60,5%).
Động lực cho tăng trưởng của VN-Index trong tháng đến từ nhóm cổ phiếu Tài chính (tăng 12,6%), trong đó nhờ đóng góp lớn của nhiều cổ phiếu ngân hàng như VCB, CTG, BID, TCB, VPB.
Thông tin khả quan về vắc-xin cũng giúp tất cả các nhóm ngành tăng trưởng dương và nhiều nhóm ngành ghi nhận tăng trưởng 2 con số như Tiện ích (tăng 12,7%), Vật liệu (tăng 15,5%), Công nghiệp (tăng 14%), Hàng tiêu dùng không thiết yếu (tăng 11,1%).
Ngoài các cổ phiếu Ngân hàng thì GAS, VHM, GVR, HPG, VJC là các cổ phiếu diễn biến tích cực vượt trội thúc đẩy tăng trưởng cho các nhóm ngành và thị trường chung.
Thanh khoản cũng là điểm nhấn đáng chú ý trong tháng.
Sau khi tăng trưởng mạnh 22,3% trong tháng 10, thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì trên nền cao dù đà tăng có chậm lại. Giá trị giao dịch (GTGD) trung bình 1 ngày trong tháng 11 cho cả 3 sàn đạt 10.128 tỷ đồng/phiên, tăng 3,5% so với tháng 10 và tăng 93,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính trung bình 11 tháng đầu năm, GTGD bình quân đạt 6.808 tỷ đồng, tăng 41% so với trung bình năm 2019.
Với các nhà đầu tư nước ngoài, động thái giao dịch của khối này đã tích cực hơn khi xen kẽ những những phiên mua bán ròng trong tháng sau chuỗi bán ròng thường trực ở tháng trước. Giá trị bán ròng trên HoSE thu hẹp lại còn 3.190 tỷ đồng từ mức 7.447 tỷ đồng trong tháng 10; trong đó bán ròng 4.673 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh và mua ròng tăng 1.483 tỷ đồng qua kênh thỏa thuận.
Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đã bán ròng 38.776 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh và mua ròng 22.457 tỷ đồng qua kênh thỏa thuận, dẫn đến tổng giá trị rút ròng còn 16.318 tỷ đồng trên sàn này.
Trên quan điểm phân tích kỹ thuật, SSI cho rằng đà tăng của thị trường vẫn còn.
Theo đó, VN-Index đã vượt cột mốc kháng cự tâm lý mạnh nằm tại 1.000 điểm vào cuối tháng. khối lượng giao dịch (KLGD) liên tục đi lên cho thấy dòng tiền vẫn tiếp tục đi vào thị trường, là động lực rất lớn giúp chỉ số hồi phục nhanh trở lại sau những nhịp điều chỉnh.
"Động lực này hiện vẫn đang mạnh mẽ, nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục đi lên và tiệm cận vùng kháng cự 1.030-1.040 điểm trong thời gian tới", chuyên gia của SSI nêu quan điểm.
Công ty chứng khoán này cho biết thêm, thanh khoản liên tục duy trì ở nền cao kỷ lục củng cố cho quan điểm thị trường đang phản ánh kỳ vọng vào sự hồi phục mạnh của lợi nhuận doanh nghiệp từ năm 2021.
Bên cạnh đó, SSI cho rằng định giá thị trường dù đã lên cao so với tháng trước nhưng vẫn ở mức hấp dẫn khi nhìn vào kỳ vọng.
"So với các nước trong khu vực, hệ số P/E hiện tại của Việt Nam cho thấy một mức hấp dẫn khi nhìn vào triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 và năm 2021", báo cáo cho hay.
Chốt lại, chuyên gia của SSI cho rằng dù lạc quan với đà tăng của thị trường, nhà đầu tư cũng cần lưu ý rủi ro khi xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới ngay tại TP. HCM và rủi ro điều chỉnh kỹ thuật khi chỉ số VN-Index tiến gần đến 1.030 điểm là mốc cao nhất hình thành từ cuối năm 2018 và cả năm 2019.
"Nhịp thoái lui nếu diễn ra có thể được hỗ trợ bởi vùng 986 điểm của VN-Index và đây là cơ hội nhà đầu tư có thể tận dụng để tìm kiếm lợi nhuận tốt trong xu hướng tăng chủ đạo của thị trường", báo cáo khuyến nghị, đồng thời kỳ vọng ngân hàng sẽ là ngành dẫn dắt đà tăng khi ngành này đang được hưởng lợi rất rõ từ môi trường lãi suất thấp và rủi ro nợ xấu đang ở mức thấp hơn so với kỳ vọng do khả năng kiểm soát dịch nhanh chóng của Việt Nam.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.