'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo đề xuất, dự án Luật Giao thông đường bộ sẽ tách ra thành hai luật là: Luật Giao thông đường bộ sửa đổi và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Nhìn nhận về đề xuất này, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho rằng không thể chỉ vì phạm vi của 2 bộ, 2 lĩnh vực mà tách ra thành 2 luật. "Nếu như vậy thì còn phải tách ra nhiều luật nữa để tách bạch giữa các bộ, ngành và lĩnh vực", ông nói.
Thêm vào đó, Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ không có chương trình xây dựng luật năm 2020. "Nếu áp dụng điều 51 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật liệu có thỏa mãn các điều kiện?", đại biểu đặt câu hỏi.
“Phạm trù giao thông là một thể thống nhất, có quan hệ biện chứng với nhau và không thể tách rời”, đại biểu Hận cho hay.
Cùng chung quan điểm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cũng đề nghị không nên tách luật, không chuyển đào tạo cấp phép lái xe sang cho Bộ Công an vì điều này gây xáo trộn và không cần thiết.
Trong khi đó, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng việc tách ra làm 2 luật chưa đảm bảo tính tổng thể, thống nhất. Bên cạnh đó, chuyển cấp phép lái xe sang Bộ Công an cũng chưa phù hợp.
Không ủng hộ chủ trương tách luật, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nhìn nhận rằng việc tách ra làm hai luật như vậy chẳng khác nào “tách mẹ ra khỏi con, lấy gan ghép thận”.
“Đây là chẻ đôi luật, chẻ đôi các loại thủ tục, tiềm ẩn xung đột thẩm quyền, nhiệm vụ và có yếu tố xung đột lợi ích, dẫn đến quyền anh quyền tôi”, ông nói.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng đề nghị chuyển cảnh sát giao thông về Bộ Giao thông Vận tải quản lý cho đảm bảo tính đồng bộ và không gây xáo trộn.
Ở góc nhìn khác, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) cho biết việc tách ra làm 2 luật, trước hết không phù hợp với chủ trương của Đảng về việc nhằm tập trung phát huy lực lượng quân đội, công an chính quy.
Trước ý kiến cho rằng chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe còn tồn tại là nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn giao thông nên cần phải chuyển sang Bộ Công an, đại biểu Đỗ Văn Sinh bày tỏ quan điểm không ủng hộ.
"Thống kê cho thấy số người chết do tai nạn giao thông tính trên 100.000 giấy phép lái xe được cấp đang giảm. Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu do ý thức người tham gia giao thông và điều khiển phương tiện giao thông gây ra. Có tới 90% các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra đối với người điều khiển phương tiện giao thông có thâm niên lái xe từ 7-10 năm. Như vậy ý kiến trên là chưa có cơ sở", ông Sinh nêu dẫn chứng.
Dưới góc độ từ người trong cuộc, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng trong quản lý hoạt động giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng, 2 mục tiêu đảm bảo hiệu quả và an toàn luôn luôn được đặt ra có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra thành 2 luật sẽ thiếu sự đồng bộ, nhất quán, hài hòa khi xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật.
Theo ông Quyền, Luật giao thông đường bộ là một trong các luật chuyên ngành giao thông vận tải, nếu tách Luật giao thông đường bộ thành 2 luật thì có cần tách các luật khác như Luật đường thủy nội địa, Luật đường sắt... thành 2 luật không?
“Chúng tôi nhận thấy rằng không cần thiết và không thể tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Nếu có tách ra thì tên gọi của cả 2 luật đều không phù hợp với nội dung và tiềm ẩn những vấn đề có thể phát sinh trong qua trình soạn thảo và thực thị các văn bản dưới luật”, ông Quyền nói.
Xem thêm: 'Tách Luật Giao thông như con lợn 4 chân bị xẻ thành 2 con lợn 2 chân'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.