Học thuật

Tách quyền sở hữu khỏi quyền quản lý là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu tách quyền sở hữu khỏi quyền quản lý (divorce of ownership from control) là gì?

Tách quyền sở hữu khỏi quyền quản lý là gì?

Tách quyền sở hữu khỏi quyền quản lý (divorce of ownership from control) là tình hình trong đó mặc dù một công ty do các cổ đông sở hữu, nhưng trên thực tế nó được hội đồng quản trị công ty quản lý

Tách quyền sở hữu khỏi quyền quản lý là gì?

Tách quyền sở hữu khỏi quyền quản lý (divorce of ownership from control) là tình hình trong đó mặc dù một công ty do các cổ đông sở hữu, nhưng trên thực tế nó được hội đồng quản trị công ty quản lý

Nghĩa là, chức năng sở hữu (của các cổ đông) bị tách ra khỏi chức năng quản lý (do hội đồng quản trị đảm nhận). Ý tưởng này lần đầu tiên được nhắc đến trong các công trình của A.A. Berle và G.Mean.

Vì quy mô trung bình của sở hữu cá nhân có xu hướng cực nhỏ và cổ đông không hề biết gì về các quyết định thường nhật, nên chính hội động quản trị của công ty mới là người thực sự quyết định chính sách của công ty. Việc nhận thức được sức mạnh quản lý của hội động quản trị đã đưa các nhà kinh tế đến chỗ phát triển nhiều lý thuyết về doanh nghiệp, trong đó giả thuyết truyền thống về tối đa hóa lợi nhuận sẽ được thay thế bằng mục tiêu của nhà quản lý (ví dụ tối đa hóa doanh thu)

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Hệ quả của tách quyền sở hữu khỏi quyền quản lý - Vấn đề đại diện

Trên thực tế, cổ đông của các tập đoàn lớn ngày nay rất phân tán và do đó quyền điều hành thực chất lại nằm trong tay các giám đốc điều hành (director). Các giám đốc điều hành là những người được các cổ đông uỷ quyền đứng ra điều hành công ty, đem lại lợi ích cho cả hai phía.

Tuy nhiên, chính uỷ quyền trên lại gây sự tách rời hay sự chia cắt quyền sở hữu và quyền quản lý một doanh nghiệp. Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp làm nảy sinh các mối lo ngại rằng, những người quản lý sẽ theo đuổi những mục tiêu rất hấp dẫn đối với họ, song chưa chắc đã có lợi cho các cổ đông, cho công ty.

Ví dụ, một giám đốc, khi cân nhắc giữa hai công ty cung cấp cùng một loại dịch vụ, có thể sẽ lựa chọn công ty có dịch vụ kém chất lượng hơn với giá cao hơn, chỉ vị họ sẵn sàng "lại quả" cho ông ta đậm đà hơn công ty kia.

Trong ví dụ này, rõ ràng, vị giám đốc đã bỏ qua lợi ích chung của doanh nghiệp, cái đáng ra phải là mục đích cao nhất của ông ta, để tư túi cho riêng mình. Ở một mức độ nào đó, như trong tình huống này, lợi ích của người uỷ quyền (công ty, cổ đông) và lợi ích của người được uỷ quyền (giám đốc) đã mâu thuẫn với nhau.

Mâu thuẫn này được biết đến dưới cái tên "vấn đề đại diện". Người uỷ quyền, chính là các cổ đông, phải tìm cách nào đó để đảm bảo người được uỷ quyền (các nhà quản lý) hành động vì quyền lợi của người uỷ quyền.

Muốn đạt được điều này các cổ đông phải bỏ ra các "chi phí uỷ quyền" để giám sát hoạt động của các nhà quản lý và tạo ra những cơ chế khuyến khích các nhà quản lý theo đuổi việc tối đa hoá lợi ích cho các cổ đông chứ không phải chỉ vì lợi ích cá nhân. 

Tin mới lên