'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty TNHH The Sherpa, công ty thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan, HoSE: MSN) vừa công bố ký kết thoả thuận mua lại 20% Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage. công ty sở hữu thương hiệu Phúc Long, một trong những thương hiệu chuỗi bán lẻ trà và cà phê.
Được biết, giá trị giao dịch là 15 triệu USD.
Trong khuôn khổ giao dịch, VinCommerce đã thiết lập thoả thuận hợp tác chiến lược với Phúc Long. Theo đó, hai bên cùng phát triển mô hình “Kiosk Phúc Long” thông qua mạng lưới hơn 2.200 cửa hàng VinMart+ trên toàn quốc.
Mô hình Kiosk Phúc Long trên nền tảng cửa hàng VinMart+ góp phần mang các thức uống trà và cà phê tươi ngon thương hiệu Phúc Long đến 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời chuyển đổi các cửa hàng VinMart+ thành điểm đến cho mọi lứa tuổi và mọi nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
Theo Masan, hiện nay tổng tiêu thụ trà và cà phê tại Việt Nam ước tích là 2,3 tỷ USD và dự kiến tăng trưởng hơn 10% mỗi năm. Trong đó, chuỗi cửa hàng bán lẻ trà và cà phê có thương hiệu chỉ chiếm 25% bao gồm bao gồm các thương hiệu lớn như: Highlands Coffee (trên 300 cửa hàng), The Coffee House (trên 150 cửa hàng) và Starbucks (trên 70 cửa hàng).(Xem thêm)
Bitexco đăng ký bán toàn bộ 67,5 triệu cổ phiếu của Tổng công ty IDICO (HNX: IDC) trong thời gian từ ngày 28/5 đến ngày 25/6. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, nhằm mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.
Tạm tính theo thị giá của IDC trên thị trường, Bitexco có thể thu về khoảng 2.400 tỷ đồng từ việc thoái vốn IDICO.
Đáng chú ý, theo báo cáo thường niên năm 2020 của IDICO, Bitexco và Tập đoàn S.S.G là hai nhà đầu tư chiến lược bị hạn chế chuyển nhượng 10 năm kể từ khi thành lập công ty cổ phần vào ngày 1/3/2018, với số lượng 135 triệu cổ phần, chiếm 45% tổng số cổ phiếu đã phát hành.
Tính đến nay thì thời gian nắm giữ 67,5 triệu cổ phiếu IDC của Bitexco là hơn 3 năm.
Ở đại hội cổ đông thường niên 2021, IDICO thông qua việc bổ sung nội dung sửa đổi Khoản 4 Điều 12 Điều lệ của IDICO: Bỏ quy định thời hạn hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 10 năm đối với cổ phần của cổ đông chiến lược.(Xem thêm)
HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) thông qua phương án phát hành cổ phiếu phân phối cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ, trong đó, ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền là 9/6.
Cụ thể, Novaland dự kiến phát hành gần 386 triệu cổ phiếu, tổng giá trị theo mệnh giá là gần 3.860 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành là 555:198, tương đương cổ đông sở hữu 555 cổ phiếu được nhận 198 cổ phiếu mới.
Nguồn vốn phát hành đến từ thặng dư vốn cổ phần tại thời điểm cuối năm 2020. Theo báo cáo tài chính kiểm toán công ty mẹ, tại ngày 31/12/2020, Novaland có 3.970 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần, bên cạnh đó là hơn 12.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Nếu đợt phát hành diễn ra như kỳ vọng, vốn điều lệ của Novaland sẽ tăng từ 10.728 tỷ đồng lên 14.587 tỷ đồng.(Xem thêm)
Dragon Capital thông qua các quỹ thành viên đã thực hiện giao dịch mua – bán cổ phiếu FPT trong phiên 21/5 vừa qua và trở thành cổ đông lớn của công ty này vào ngày 25/5.
Theo đó, trong phiên 21/5, 5 quỹ thành viên của Dragon Capital đã mua vào hơn 2,44 triệu cổ phiếu FPT. Cùng lúc, 2 quỹ thành viên khác của nhóm quỹ ngoại này bán ra 50.000 cổ phiếu FPT.
Tổng cộng, Dragon Capital đã mua ròng hơn 2,39 triệu cổ phiếu FPT, nâng tổng khối lượng nắm giữ lên hơn 40 triệu đơn vị, tương đương 5,07%.
Nhóm quỹ này chính thức trở lại ghế cổ đông lớn của FPT từ ngày 25/5.
Tạm tính theo mức giá giao dịch trung bình của FPT trong phiên Dragon Capital thực hiện giao dịch, ước tính số tiền mà nhóm quỹ này đã chi là hơn 227 tỷ đồng.
Trước đó, Dragon Capital đã bán hơn 3,7 triệu cổ phiếu FPT trong phiên 3/3 và hạ tỷ lệ sở hữu xuống dưới mức 5%.(Xem thêm)
Theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên, tổng doanh thu hợp nhất năm 2021 dự kiến đạt 28.540 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.285 tỷ đồng, lần lượt tăng 59% và tăng 7,3% so với mức thực hiện năm 2020.
Gelex dự kiến hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành thương mại toàn bộ cụm dự án điện gió 140MW tại Quảng Trị (gồm các dự án điện gió Hướng Phùng 2,3 và GELEX 1, 2, 3) trong tháng 9/2021.
Bên cạnh đó, công ty dự kiến phát triển có chọn lọc các dự án điện gió Gia Lai (100MW), điện gió Đak-lak (200MW), điện mặt trời Bù Gia Mập - Tây Ninh (85MW), điện mặt trời Bình Phước 1, 2 (480MW) và cụm điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải (800MW), đồng thời tiếp tục tìm kiếm, chọn lọc cơ hội đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo phù hợp với định hướng chiến lược của công ty.
Về hoạt động M&A, theo tài liệu, bên cạnh việc nâng sở hữu tại Viglacera lên mức chi phối, Gelex dự kiến sở hữu chi phối Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn.
Cùng với đó, công ty sẽ tiến hành IPO Sub-holdings trên cơ sở vẫn nắm giữ tỷ lệ chi phối. Được biết, trong năm 2020, công ty đã thực hiện chuyển đổi mô hình các công ty sub-holdings từ TNHH sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần như Công ty TNHH Thiết bị điện thành Công ty Cổ phần Thiết bị điện GELEX, Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX thành Công ty Cổ phần Hạ tầng GELEX.
Một nội dung quan trọng mà Gelex trình đại hội cổ đông là phương án phân phối lợi nhuận. Gelex đề xuất chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ tối đa là 10%.
Cổ tức năm 2020 sẽ được trả bằng cổ phiếu với tỷ lệ 9% tính trên vốn điều lệ dự kiến sau khi hoàn tất tăng vốn cho cổ đông hiện hữu năm 2021. Nếu tính trên vốn điều lệ tại thời điểm ngày 31/12/2020 thì tỷ lệ là 14%, cao hơn kế hoạch được phê duyệt tại đại hội cổ đông năm 2020.(Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.