Thêm 1,2 tỷ USD đầu tư mở rộng: Bước ngoặt 'đổi đời' của Lọc dầu Dung Quất
Khánh Hồng -
19/09/2023 06:13 (GMT+7)
(VNF) - Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất từng tạo ra bước ngoặt mới cho ngành lọc dầu Việt Nam cũng như tỉnh Quảng Ngãi. Sau gần 15 năm, nhà máy này bước vào giai đoạn phát triển mới với nguồn đầu tư tỷ USD, kỳ vọng nâng vị thế cạnh tranh lên một tầm cao mới, đồng thời tăng thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Hiện nay, nhà máy này đóng góp tới hơn nửa nguồn thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi.
Hơn 1,2 tỷ USD nâng cấp, mở rộng nhà máy
Đầu tháng 5/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Theo đó, dự án sẽ đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện hữu để nâng công suất chế biến của nhà máy từ 148.000 thùng/ngày lên 171.000 thùng/ngày. Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn EURO 5, tiêu chuẩn môi trường theo lộ trình bắt buộc áp dụng của Chính phủ.
Tổng vốn cho dự án mở rộng, nâng cấp này khoảng 31.235 tỷ đồng, tương đương 1,257 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư được thực hiện theo cơ cấu chủ sở hữu/vốn vay là 40/60. Nhà đầu tư được xem xét điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp với thực tế khả năng cân đối nguồn, nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Dự án triển khai hợp đồng EPC dự kiến trong 37 tháng, quý I/2028 sẽ đưa nhà máy vào vận hành.
Trước đó, trong chuyến thăm và làm việc với BSR đầu năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát huy kết quả hoạt động của nhà máy, đồng thời rút kinh nghiệm từ các dự án khác để khẩn trương triển khai dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất bảo đảm đúng quy định, kịp thời, hiệu quả.
Trong thông điệp gửi cổ đông năm 2023, ban lãnh đạo BSR nhấn mạnh quyết tâm giữ vị thế là đơn vị tiên phong của khâu hạ nguồn trong chuỗi hoạt động kinh doanh sản xuất của ngành dầu khí. Đơn vị đã và đang giữ vững vị thế chủ lực trong ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam với sản lượng đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu cho đất nước.
Dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất được kỳ vọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của cả nước, đặc biệt khu vực Trung Bộ. Đồng thời, dự án cũng sẽ góp phần trong việc tăng lượng sản phẩm xăng, dầu trong nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thu hút thêm các nhà đầu tư trong việc phát triển lĩnh vực hoá dầu, các nguồn năng lượng phụ trợ…
Vì sao phải mở rộng, nâng cấp?
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Nguyễn Văn Hội, Chủ tịch HĐQT BSR, cho biết việc mở rộng nhà máy là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo nhà máy hoạt động hiệu quả. Nâng cấp, mở rộng không phải là câu chuyện riêng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất mà tất cả các nhà máy lọc dầu trên thế giới từng làm cách đây hàng chục năm, trong đó có cả những nước có nền công nghiệp lọc hóa dầu phát triển như Nga, Nhật, Mỹ.
“Việc xây dựng và phát triển một nhà máy lọc dầu gồm nhiều giai đoạn. Giai đoạn 1 là xây dựng một nhà máy cơ sở, sau đó vận hành và đánh giá, từ đó có giai đoạn 2 nâng cấp, mở rộng. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ và giá xăng dầu thay đổi liên tục nên phải tính toán, nâng cấp, tối ưu hóa để nâng cao hiệu quả của các nhà máy lọc dầu”, ông Hội cho hay.
Đáng chú ý, khi thiết kế xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cả thế giới mới áp dụng tiêu chuẩn khí thải EURO 2 nhưng đến nay đã là EURO 5. Vì vậy, nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất để đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới khi Việt Nam đã tham gia vào một số công ước quốc tế về môi trường.
Về sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội, sau khi dự án hoàn thành, đi vào hoạt động, dự kiến các khoản thu ngân sách nhà nước tăng thêm khoảng 1.361 tỷ đồng/năm. Con số này cũng sẽ thay đổi tăng, giảm theo tình hình biến động thị trường dầu thô, sản phẩm xăng, dầu trong nước và thế giới.
Theo Chủ tịch HĐQT BSR Nguyễn Văn Hội, trải qua 15 năm hoạt động, BSR đã hoàn thành mắt xích cuối cùng trong hoạt động của Nhà máy lọc dầu Dung Quất từ khai thác đến sản xuất sản phẩm.
“Dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất là chiến lược phát triển mang tính cấp thiết của BSR nhằm đảm bảo phù hợp với xu hướng sử dụng nhiên liệu ngày càng sạch hơn để bảo vệ môi trường và lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải của Chính phủ. Đồng thời, dự án cũng sẽ giúp BSR giữ vững và duy trì năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng năng lực sản xuất sản phẩm xăng dầu trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung. Trong trung hạn và dài hạn, với tinh thần trở thành doanh nghiệp dẫn đầu khu vực và có vị thế quốc tế trong lĩnh vực năng lực và lọc hóa dầu, BSR sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam”, ông Hội nhấn mạnh.
Ông Hội cũng cho biết thêm, mục tiêu chiến lược của BSR là xây dựng đơn vị trở thành một công ty lọc hóa dầu chủ động, năng động, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả sản xuất - kinh doanh ở mức cao, gắn liền với bảo vệ môi trường, an toàn và tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội. Vì vậy, việc nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất là bước ngoặt quan trọng để BSR hiện thực hóa mục tiêu trên.
(VNF) - Sau khi Mỹ công bố mức thuế đối ứng lên tới 46% với một số hàng hoá Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đề xuất mở rộng thị trường sang Trung Đông, Ấn Độ, Đông Âu, châu Phi, nơi ít bị ảnh hưởng bởi chính sách Mỹ.
(VNF) - Ông Nguyễn Công Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, bị khởi tố với cáo buộc gây thiệt hại gần 100 tỷ đồng cho Nhà nước. Do bị can đã bỏ trốn, cơ quan an ninh điều tra đang làm các thủ tục để truy nã quốc tế.
(VNF) - Thực hiện 5.673 cuộc thanh tra trong quý I/2025, ngành Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế với tổng số tiền lên tới 2.058 tỷ đồng và 720ha đất.
(VNF) - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị cáo buộc có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng.
(VNF) - Chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đầu tư công nổi lên như một điểm sáng tích cực có thể bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
(VNF) - Về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hoá Việt Nam, ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết sẽ có một số mặt hàng không phải chịu thuế đối ứng như nhựa và các sản phẩm nhựa; hóa chất; gỗ và các mặt hàng gỗ; đồng và các sản phẩm đồng; thép, máy điện và thiết bị điện.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ chỉ ra 4 lãng phí tại dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức, với số tiền tạm tính khoảng 1.254,101 tỷ đồng.
(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
(VNF) - VinaCapital cho rằng, đợt bán tháo này mở ra cơ hội cho các nhà quản lý quỹ chủ động mua vào những cổ phiếu có nền tảng vững chắc và ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế, với mức định giá hấp dẫn hơn.
(VNF) - Theo Dragon Capital, tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị các thỏa thuận thương mại giữa hai nước đã đạt 90,3 tỷ USD. Vào ngày 13/3, Việt Nam tiếp tục ký kết thêm một thỏa thuận trị giá 4,15 tỷ USD, đồng thời đang đàm phán các hợp đồng khác với tổng giá trị 36 tỷ USD.
(VNF) - TS Bùi Quý Thuấn - Phó Trưởng Ban nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) đánh giá ,việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu 46% lên hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây là một cơ hội để Việt Nam tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài.
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng con số thuế suất đối ứng mà Tổng Thống Trump đưa ra được tính bằng chênh lệch thương mại hai chiều giữa hai nước, chia đôi và làm tròn lên.
(VNF) - Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài - Bộ Công Thương cho biết Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.
(VNF) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng để có không gian phát triển mạnh hơn và đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Trần Minh: "Nếu chính phủ và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy như đàm phán thương mại, đa dạng hóa thị trường, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Việt Nam có thể giảm thiểu tác động và tận dụng cơ hội để củng cố nền kinh tế trong dài hạn'
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: "Chính sách thuế được công bố nhưng cánh cửa đàm phán vẫn còn. Việt Nam sở hữu nhiều ‘lá bài’ có thể tận dụng, nhưng cần biết cách khai thác và chủ động hơn trong cuộc chơi này".
(VNF) - Gần 10.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã được toàn hệ thống thi hành án dân sự thu hồi trong 6 tháng qua.
(VNF) - Thủ tướng đánh giá việc Mỹ áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững.
(VNF) - Mỹ công bố áp thuế đối ứng cao với 25 nền kinh tế, Việt Nam với mức 46%, cao thứ 2 trong danh sách. Tuy vậy, thông báo cũng nêu rõ một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế đối ứng.
(VNF) - Sau khi Mỹ công bố mức thuế đối ứng lên tới 46% với một số hàng hoá Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đề xuất mở rộng thị trường sang Trung Đông, Ấn Độ, Đông Âu, châu Phi, nơi ít bị ảnh hưởng bởi chính sách Mỹ.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.