'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 14/10, ông Kwasi Kwarteng bị sa thải khỏi vị trí Bộ trưởng Kinh tế Anh một cách đầy chóng vánh chỉ sau 6 tuần tại nhiệm. Thay thế ông Kwarteng là ông Jeremy Hunt, cựu Ngoại trưởng Anh, trở thành Bộ trưởng Kinh tế thứ 4 của London chỉ trong vòng 4 tháng.
Nguyên nhân dẫn tới sự cách chức đột ngột với ông Kwarteng phải kể tới kế hoạch “ngân sách ngắn hạn”, kế hoạch tài chính đầu tiên của chính phủ Liz Truss khi bà trở thành Thủ tướng.
Theo kế hoạch ngân sách của bà Truss và ông Kwarteng, chính phủ Anh sẽ tích cực cắt giảm các loại thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một phần của kế hoạch là việc cắt giảm loại thuế 45% với những khoản thu nhập trên 150.000 bảng Anh, đã bị phản ứng mạnh mẽ, khiến ông Kwasi phải tuyên bố bãi bỏ kế hoạch này chỉ sau 10 ngày công bố.
Việc chính sách kinh tế đầu tiên bị bãi bỏ đã khiến nhiều người dấy lên lo ngại cho vị trí Bộ trưởng Kinh tế của ông Kwarteng và cả địa vị Thủ tướng của bà Truss. Quả thực, trong một nỗ lực ổn định thị trường và “cứu vãn” lòng tin của người dân, Thủ tướng Liz Truss đã quyết định cách chức ông Kwasi, người bạn lâu năm và cũng là đồng minh của bà, thay bằng một cái tên “kì cựu” trong chính phủ Anh là ông Jeremy Hunt.
Trong ngày 14/10, đồng bảng Anh chốt phiên giảm 1,3% xuống 1,1188 USD sau khi tin tức ông Kwarteng rút khỏi nội các được xác nhận, song đồng bảng Anh hồi dần khi tin ông Jeremy Hunt làm Bộ trưởng được tung ra.
Thế nhưng, trong buổi họp báo chỉ kéo dài 8 phút cùng ngày 14/10, bà Truss một lần nữa khiến thị trường “dậy sóng” khi từ chối chịu trách nhiệm về kế hoạch "ngân sách ngắn hạn”, đồng thời đưa ra bước ngoặt mới với thông báo rằng thuế doanh nghiệp sẽ tăng lên 25% vào năm tới thay vì giữ nguyên ở mức 19%, nhằm mục đích xoa dịu thị trường tài chính sau nhiều tuần hỗn loạn do kế hoạch "ngắn hạn” gây ra.
Đáng chú ý, kế hoạch tăng thuế doanh nghiệp thuộc chính sách của chính phủ kỳ trước, trong khi bà Truss đã tuyên bố sẽ ưu tiên xây dựng lại nền kinh tế Anh thông qua cắt giảm và cải cách thuế.
Tờ The Guardian gọi ngày 14 là "một ngày hỗn loạn" của Vương quốc Anh, vì nhiệm kỳ chỉ kéo dài 38 ngày của ông Kwasi Kwarteng cho tới màn tăng thuế doanh nghiệp mà bà Truss bị buộc phải quay đầu. Trang tin Anh lưu ý rằng cuộc họp báo của bà Truss bao gồm "tám phút, bốn câu hỏi và không có lời xin lỗi".
Chỉ số FTSE 100 đã tăng đáng kể sau khi tin tức về việc sa thải ông Kwarteng xuất hiện, tuy nhiên, buổi họp báo “chớp nhoáng” của tân Thủ tướng đã xóa bỏ gần như toàn bộ đà tăng của nó trong phiên giao dịch buổi chiều, với chỉ số blue chip chỉ tăng 8 điểm, tương đương 0,12%, lên mức 6.858 trong ngày.
Trái phiếu chính phủ tăng mạnh trước khi bà Truss phát biểu, đẩy lợi suất, lãi suất liên quan đến giá trái phiếu, giảm mạnh. Nhưng lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm sau đó tăng 3 điểm cơ bản lên 4,8% và lợi suất 10 năm tăng 2 điểm phần trăm lên 4,3%, có nghĩa là chi phí đi vay của chính phủ sẽ tăng.
Lord O'Neill, cựu Bộ trưởng Đảng Bảo thủ và là nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs, cho biết Truss đã “nâng cao tầm quan trọng của việc phản ứng với thị trường tài chính nên về cơ bản bà ấy đang khiến mình phụ thuộc vào thị trường”.
Không chỉ có thị trường kinh tế, động thái mới của bà Truss cũng khiến nhiều đồng minh ủng hộ cắt giảm thuế của bà không hài lòng. Ông Christopher Chope, một trong những nghị sĩ trung thành nhất với Thủ tướng, thừa nhận đã cảm thấy "rất thất vọng" trước hành động của bà Truss.
Phát biểu với BBC Newsnight, ông Chope nói: "Tôi không thể tin vào những gì tôi nghe được hôm nay vì nó hoàn toàn không phù hợp với mọi thứ mà Thủ tướng đã theo đuổi khi bà ấy được bầu".
Xem thêm >> Thủ tướng Anh Liz Truss đảo ngược kế hoạch cắt giảm thuế cho người giàu gây tranh cãi
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.