Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đến thời điểm hiện tại, có hơn 140 nhà mạng ở 61 nước trên thế giới đã triển khai mạng 5G, cung cấp dịch vụ cho khoảng 260 triệu người dùng.
Giống như tại nhiều quốc gia khác, các nhà mạng tại Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức trong việc triển khai mạng di động thế hệ thứ 5.
Ông Michael Jiang, Giám đốc Công nghệ của Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam đưa ra khuyến nghị một số giải pháp giúp nhà mạng Việt Nam vượt qua những thách thức khi triển khai 5G. Đó là sử dụng giải pháp trạm BTS ngoài trời (với 30.000 trạm, giúp tiết kiệm chi phí vận hành 133 triệu USD/năm), tối ưu lượng điện tiêu thụ để tiết kiệm được 20% lượng điện (giúp tiết kiệm 19,5 triệu USD/năm) và nhà mạng cần triển khai dịch vụ B2B (Business to Business) trên nền tảng 5G |
Về hạ tầng, hầu hết trạm di động hiện nay đều đã được lắp đặt rất nhiều thiết bị 2G, 3G, 4G, nên không đủ không gian để lắp đặt 5G; nguồn điện, ăng-ten… cũng cần phải nâng cấp để đáp ứng yêu cầu cho mạng 5G, nên sẽ phát sinh chi phí lớn.
Về thời gian triển khai cung cấp dịch vụ, nhà mạng nào cung cấp dịch vụ sớm sẽ có cơ hội chiếm được thị phần lớn hơn so với nhà mạng ra sau. Tuy nhiên, việc xây dựng hạ tầng thường mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời điểm cung cấp dịch vụ. Vì vậy, lựa chọn chiến lược phù hợp để rút ngắn thời gian đưa dịch vụ ra thị trường là vấn đề mà các nhà mạng phải cân nhắc kỹ.
Đặc biệt, chi phí đầu tư 5G (thiết bị và vận hành) rất lớn, nên các nhà mạng cần phải tối ưu chi phí để tăng hiệu quả đầu tư, song vẫn phải đảm bảo tốc độ cao, cước phí cạnh tranh, mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng…
Thúc đẩy triển khai thương mại 5G với các thiết bị “Make in Viet Nam” theo đúng lộ trình; đảm bảo vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong khu vực ASEAN trong nghiên cứu, sản xuất và triển khai thương mại 5G là nhiệm vụ đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra cho năm 2021. Theo đó, Bộ sẽ sớm ban hành quy hoạch băng tần cho 5G và tổ chức đấu giá, cấp phép băng tần triển khai 5G.
“Bộ Thông tin và Truyền thông xác định sẽ đi cùng nhịp với thế giới và chủ động trong việc triển khai thương mại hóa 5G tại Việt Nam”, ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định.
Thời gian vừa qua, một số nhà mạng tại Việt Nam đã triển khai thử nghiệm 5G. Kết quả thử nghiệm được ông Trần Đức Lai, Chủ tịch Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam đánh giá là “rất tích cực”.
Mới đây, hàng loạt tỉnh, thành phố cũng đã kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo doanh nghiệp viễn thông triển khai thí điểm 5G tại các khu đô thị, khu công nghiệp và một số địa bàn trọng điểm.
Bài toán tối ưu hiệu quả đầu tư và yêu cầu đẩy mạnh thương mại hóa 5G đang khiến nhà mạng “đau đầu” lựa chọn triển khai 5G ồ ạt hay nhỏ giọt.
Theo số liệu từ Viettel, đến tháng 2/2021, có 17.500 thuê bao đăng ký thành công gói 5G khuyến mãi trên tổng số 29.000 máy điện thoại đang hỗ trợ 5G mạng Viettel. Nhà mạng này dự báo, số lượng smartphone 5G sẽ tăng mạnh lên gần 2 triệu máy ngay trong năm 2021.
Ông Lê Bá Tân, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Mạng lưới Viettel (VTNET) cho biết, Viettel đang xin giấy phép của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) khai trương thử nghiệm thương mại 5G tại 9 tỉnh, thành phố trên cả nước (Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Bình Dương và Bến Tre). Trước đó, Viettel đã chính thức phát sóng 5G tại Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh và Bình Phước.
“Chúng tôi đã và sẽ phát sóng thử nghiệm thương mại 5G tại 14 tỉnh, thành phố, gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 9 tỉnh, thành phố có khu công nghiệp”, ông Tân thông tin. Phó tổng giám đốc VTNET khẳng định, nếu được cấp phép, đến cuối năm nay, Viettel dự kiến cung cấp dịch vụ 5G thử nghiệm thương mại tại một nửa số tỉnh, thành phố ở miền Nam.
Trong khi đó, VNPT đến thời điểm hiện tại đã phủ sóng 5G tại Hà Nội, TP.HCM, Bình Phước. Trong kế hoạch năm 2021, nhà mạng này sẽ tiếp tục thử nghiệm thương mại 5G tại nhiều địa phương khác.
Ông Phạm Đức Long, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT cho biết, động lực chính để phát triển 5G là phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế số, mà trong đó, 5G sẽ phục vụ cho sản xuất thông minh, như ứng dụng robot hay xe tự hành trong khu công nghiệp...
“Năm 2021, VNPT sẽ tiếp tục triển khai 5G, nhưng tiến hành một cách thận trọng và phụ thuộc vào việc Chính phủ thúc đẩy chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, VNPT vẫn chú trọng phục vụ nhu cầu tiêu dùng số (mua hàng trực tuyến, giải trí, học tập, khám, chữa bệnh…), coi đây là động lực bổ trợ cho triển khai 5G. Ngoài ra, VNPT cũng đánh giá khả năng khai thác 5G để phục vụ nhu cầu Internet của các hộ gia đình…”, ông Long nói.
Còn với MobiFone, quan điểm triển khai mạng 5G là theo nhu cầu của thị trường. Ông Tô Mạnh Cường, Tổng giám đốc MobiFone cho biết, MobiFone sẽ thương mại hóa, triển khai 5G ở những vùng có lưu lượng cao, nhu cầu lớn.
“Nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ 5G cũng giống như câu chuyện con gà và quả trứng. Tôi cho rằng, khi nhà mạng cung cấp dịch vụ 5G, sẽ phát sinh nhu cầu sử dụng công nghệ này với các ứng dụng như truyền hình độ nét cao hay xe tự lái…”, ông Cường nhấn mạnh.
MobiFone xác định, việc triển khai thương mại dịch vụ 5G hiện tại chỉ là bước thử nghiệm ban đầu để khách hàng trải nghiệm những tính năng vượt trội của 5G. Giai đoạn tiếp theo, ngay khi được cấp phép triển khai 5G thương mại, MobiFone cam kết sẽ là nhà mạng tiên phong trong việc đầu tư, phát triển 5G với mục tiêu mang lại dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất tới khách hàng.
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, sau khi hoàn thành thử nghiệm thương mại, các nhà mạng phải có đánh giá kết quả thử nghiệm về tính năng kỹ thuật, khả năng thương mại, nhu cầu thị trường, khả năng kinh doanh trong tương lai... để cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan nhu cầu mới mà 5G mang lại. Việc triển khai 5G hoàn toàn phụ thuộc nhu cầu của thị trường. Kỳ vọng của Bộ Thông tin và Truyền thông là triển khai sớm ngay trong năm 2021.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.