Tính dần danh mục đầu tư năm 2025

Thanh Long - 28/10/2024 09:01 (GMT+7)

(VNF) - Một cú sập vào giữa tháng 11, có thể xảy ra hoặc không, điều này không quá quan trọng. Điều quan trọng hơn ở chỗ đây là thời điểm các yếu tố có tính bất định cao đã qua đi và đã được phản ánh vào giá cổ phiếu, là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư tính dần danh mục đầu tư năm 2025.

Luận điểm các bên

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong con sóng thứ ba kể từ đầu năm nay. Con sóng thứ nhất bắt đầu từ phiên 2/1 đến phiên 23/4, chỉ số VN-Index tăng từ 1.129 điểm lên 1.290 điểm rồi lại về 1.177 điểm. Con sóng thứ hai bắt đầu từ phiên 24/4 đến phiên 5/8, tăng từ 1.177 điểm lên 1.301 điểm rồi lại về 1.188 điểm. Như vậy, mỗi con sóng kéo dài khoảng 15 - 16 tuần.

Từ phiên 6/8 tới nay, chỉ số VN-Index lại bắt đầu chinh phục vùng đỉnh năm nay (quanh mốc 1.300 điểm) và từng vài lần vượt qua mốc này nhưng sau đó lại suy yếu, dù rất nhiều “tin tốt” ủng hộ như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất, tỷ giá USD/VND hạ nhiệt, nền kinh tế Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh, thị trường chứng khoán quốc tế khởi sắc…

Điều này mặc dù có hơi vô lý nhưng kỳ thực đã xảy ra ở hai con sóng trước, “tin tốt” ngập tràn nhưng VN-Index không thể bứt phá. Sự tương đồng này khiến không ít nhà đầu tư cho rằng con sóng thứ ba sẽ phần nào giống hai con sóng trước, đó là VN-Index sẽ quay đầu lao dốc và kết thúc sóng vào khoảng giữa tháng 11 khi sóng kéo dài đủ 15 - 16 tuần.

“Tin tốt” ngập tràn nhưng VN-Index không thể bứt phá

Khảo sát luận điểm của giới đầu tư chuyên nghiệp, có thể thấy phần đông đang nghiêng về khả năng VN-Index sẽ diễn biến tích cực từ nay đến cuối năm, nhưng cũng không phải không có ý kiến bi quan về triển vọng thị trường.

Mặc dù đánh giá cao tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhưng Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư SGI (SGI Capital) cho rằng nhiều yếu tố khác không thực sự tích cực đối với thị trường chứng khoán Việt Nam như bề ngoài đang thể hiện.

Đầu tiên là việc FED cắt 0,5% lãi suất đã giảm bớt sức ép cho Ngân hàng Nhà nước, giúp VND lên giá và lãi suất huy động ngân hàng bớt áp lực tăng. Tuy vậy, theo SGI Capital, tỷ giá USD/VND vẫn còn cách rất xa mức Ngân hàng Nhà nước có thể mua ròng USD. Lãi suất liên ngân hàng vẫn neo cao ở vùng 4% cũng cho thấy thanh khoản hệ thống chưa có nhiều cải thiện.

Thứ hai là tín dụng toàn hệ thống tới cuối tháng 9 đạt 9% trong khi huy động chỉ đạt gần 5%. SGI Capital cho rằng đây là tín hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng vẫn đang gặp vấn đề với khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Sự nóng lên gần đây của thị trường bất động sản có thể khiến cầu tín dụng và áp lực thanh khoản tăng lên vào cuối năm.

Thứ ba là hiệu ứng tích cực từ đợt cắt giảm lãi suất của FED và gói kích thích kinh tế lớn của Trung Quốc đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể sẽ không kéo dài.

Thứ tư là sự “nóng lên” của thị trường bất động sản. SGI Capital cho rằng tiền sẽ chảy vào thị trường bất động sản và do đó, thanh khoản của thị trường chứng khoán khó cải thiện nếu thiếu dòng tiền ngoại mua ròng mạnh. SGI Capital lấy ví dụ trong thời kỳ 2010 – 2011, thị trường bất động sản phía Bắc xảy ra sốt nóng cũng đồng thời với giai đoạn thanh khoản của thị trường chứng khoán cạn kiệt và lãi suất ngân hàng nhích tăng.

Ngoài ra, SGI Capital cũng cảnh báo rằng tại các thị trường chứng khoán trên thế giới, thanh khoản chủ yếu đến từ vòng quay tiền tăng mạnh nhờ nhóm doanh nghiệp lớn mua lại cổ phiếu và sự lạc quan khiến dòng tiền đầu tư/đầu cơ được bung ra đón đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ, chứ không phải do các ngân hàng trung ương bơm tiền. Những sự lạc quan này có thể đã tới mức cực đại và đang đi trước xa hơn thực tế chính sách, phản ánh vào mức định giá cao của thị trường chứng khoán Mỹ và tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh khi cuộc bầu cử tới gần.

Còn với phần đông ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ diễn biến tích cực trong thời gian tới, luận điểm được đưa ra nhìn chung là giống nhau.

Thứ nhất là định giá hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo Công ty Chứng khoán VNDIRECT, định giá theo P/E của VN-Index đang ở mức khá hợp lý và chiết khấu 4,7% so với trung bình 5 năm. Nếu xét theo định giá P/B, VN-Index hiện tại đang tương đối hấp dẫn khi giao dịch ở mức 1,7 lần giá trị sổ sách, chiết khấu 19,2% so với mức trung bình 5 năm.

Thứ hai là triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết rất tốt. Theo Công ty Chứng khoán SSI, lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết mà SSI theo dõi dự báo sẽ tăng 15,5% trong năm 2024 và tiếp tục tăng 19,6% trong năm 2025. Tăng trưởng lợi nhuận cao sẽ tiếp tục khiến định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn.

Thứ ba, bức tranh kinh tế vĩ mô tiếp tục phục hồi rõ nét và kỳ vọng Việt Nam được hạng lên thị trường mới nổi (EM) bởi FTSE Russell sẽ thúc đẩy dòng vốn mạnh mẽ hơn từ cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trước mắt, thị trường chứng khoán Việt Nam được hưởng lợi từ chính sách không cần ký quỹ đủ tiền trước giao dịch (non - prefunding).

Nâng hạng là câu chuyện đầu tư lớn trong năm 2025

Thời điểm hành động cho năm 2025

Giữa tháng 11/2024 có thể coi là thời điểm “ngửa bài” của thị trường chứng khoán Việt Nam. Về các yếu tố trong nước, đây là thời điểm mà hiệu ứng từ các “tin tốt” như FED hạ lãi suất, tỷ giá USD/VND hạ nhiệt, tăng trưởng GDP quý III đã qua đi, trong khi hầu hết doanh nghiệp niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh quý III và điều này cũng đã được phản ánh vào giá cổ phiếu trên thị trường. Bên cạnh đó, giao dịch non - prefunding cũng đã được áp dụng khoảng 2 tuần và việc vận hành trơn tru hay không về cơ bản cũng được nhận diện.

Về các yếu tố ngoài nước, giữa tháng 11 là thời điểm mà cuộc họp gần cuối năm 2024 của FED đã diễn ra, do đó, triển vọng tiếp tục hạ lãi suất hay không và hạ với mức độ bao nhiêu đã trở nên khá rõ ràng. Đặc biệt, kết quả bầu cử tại Mỹ dần hé lộ vào thời điểm này, thậm chí có thể đã có kết quả chung cuộc.

Một cú sập vào giữa tháng 11, có thể xảy ra hoặc không, điều này không quá quan trọng, điều quan trọng là giữa tháng 11 sẽ là thời điểm các yếu tố có tính bất định cao đã qua đi và đã được phản ánh vào giá cổ phiếu. Do đó, đây là sẽ là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư “gom hàng” cho năm 2025 với nhiều câu chuyện tích cực chờ đợi ở phía trước, tiêu biểu là câu chuyện nâng hạng và kỳ vọng đà tăng trưởng cao của nền kinh tế sẽ tiếp diễn.

Việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư năm 2025, do đó, chắc chắn phải để ý đầu tiên đến các cổ phiếu sẽ được khối ngoại mua ròng sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng. Tiếp theo đó là cổ phiếu của các ngành hưởng lợi sớm từ đà tăng trưởng cao của nền kinh tế. Tựu trung, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản (bao gồm cả bất động sản dân cư và bất động sản khu công nghiệp), nguyên vật liệu (bao gồm thép, hóa chất), xây dựng, hàng tiêu dùng không thiết yếu là các nhóm ngành không nên bỏ qua.

Cùng chuyên mục
Vốn nào để làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Vốn nào để làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

(VNF) - Cho rằng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không thể chỉ bán vé để thu tiền đầu tư, bởi lợi ích đầu tư đường sắt là lợi ích đầu tư lan tỏa, tạo sự phát triển cho xã hội, cho đất nước, chuyên gia kinh kế cho rằng đầu tư công là phương án khả dĩ nhất.

Đà Nẵng quyết di dời ga đường sắt ra khỏi nội đô

Đà Nẵng quyết di dời ga đường sắt ra khỏi nội đô

(VNF) - TP. Đà Nẵng sẽ chủ động nghiên cứu, lập hồ sơ phương án di dời ga đường sắt ra khỏi nội đô.

Toàn cảnh đại công trường Vinhomes Global Gates

Toàn cảnh đại công trường Vinhomes Global Gates

(VNF) - Dự án Vinhomes Global Gates có tổng diện tích 385ha do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.

Tới 2030, TP.HCM cần hơn 500.000 tỷ làm 6 tuyến metro

Tới 2030, TP.HCM cần hơn 500.000 tỷ làm 6 tuyến metro

(VNF) - TP. HCM dự kiến đầu tư hơn 21,7 tỷ USD (tương đương hơn 514.000 tỷ đồng) để đầu tư 6 tuyến đường sắt đô thị trong giai đoạn 2026 - 2030.

Giá liên tục phá đỉnh, vàng là khoản đầu tư hấp dẫn nhất thế giới

Giá liên tục phá đỉnh, vàng là khoản đầu tư hấp dẫn nhất thế giới

(VNF) - Với mức tăng trưởng khoảng 33% kể từ đầu năm tới nay, lợi nhuận từ vàng đã vượt xa lợi nhuận của thị trường chứng khoán nói chung, bao gồm cả Nasdaq 100, với mức tăng khoảng 10 điểm phần trăm.

Ngân hàng Hong Leong kỷ niệm 15 năm hoạt động tại Việt Nam

Ngân hàng Hong Leong kỷ niệm 15 năm hoạt động tại Việt Nam

(VNF) - Ngày 19/10/2024, Ngân hàng Hong Leong Việt Nam (Hong Leong Việt Nam) vừa tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập với buổi tiệc tri ân, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và thành công tại Việt Nam, đồng thời khẳng định cam kết vững chắc đối với thị trường Việt Nam.

Hà Tĩnh: 'Thúc' hoàn tất thủ tục để khởi công KCN 500 triệu USD, rộng gần 1.000ha

Hà Tĩnh: 'Thúc' hoàn tất thủ tục để khởi công KCN 500 triệu USD, rộng gần 1.000ha

(VNF) - Đây là dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, có các cam kết và ràng buộc chặt chẽ về điều kiện, tiến độ bàn giao đất và thu hút các dự án đầu tư thực hiện cụm liên ngành với tổng vốn đầu tư tối thiểu tương đương 2 tỷ USD.

Doanh nhân Mai Hữu Tín: 'Cống hiến cho mục tiêu lớn'

Doanh nhân Mai Hữu Tín: 'Cống hiến cho mục tiêu lớn'

(VNF) - Ông Mai Hữu Tín là một trong những doanh nhân nổi bật tại Việt Nam, người đã góp phần xây dựng và phát triển nhiều doanh nghiệp lớn, trong đó có U&I Group, tập đoàn đa ngành thành công trong nhiều lĩnh vực. Hành trình từ một phiên dịch viên trẻ tuổi đến người đứng đầu tập đoàn đa ngành lớn mạnh là một câu chuyện đầy cảm hứng về lòng kiên trì, sự học hỏi không ngừng và khả năng lãnh đạo tài tình.

Xe máy điện AI: Tự cân bằng khi di chuyển, biết nhận diện chủ nhân

Xe máy điện AI: Tự cân bằng khi di chuyển, biết nhận diện chủ nhân

(VNF) - Bộ đôi xe máy điện ý tưởng (EV Concept) của Yamaha Motor Việt Nam gồm MotorOiD2 và Elove gây “sốt” tại Triển lãm Ô tô và Xe máy Việt Nam 2024 (VMS 2024) khi sở hữu thiết kế đến từ tương lai, đặc biệt là được tích hợp trí tuệ nhân tạo AI.

Nguồn lực và cơ hội đổi mới mô hình tăng trưởng

Nguồn lực và cơ hội đổi mới mô hình tăng trưởng

(VNF) - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030 đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 7%/năm. Đến nay, nước ta đã thực hiện được gần 4 năm trong chặng đường kế hoạch 5 năm đầu tiên của Chiến lược. Mặc dù thời gian gần đây đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng với rất nhiều khó khăn, thách thức liên tiếp, dồn dập, nhất