Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2021 vừa qua, Công ty Cổ phần ống đồng Toàn Phát cho biết với việc bị áp thuế xuất khẩu theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP từ ngày 10/7/2020, công ty đã chịu rất nhiều thiệt hại lớn như sản lượng, doanh thu, nhân sự sụt giảm, mất thị trường xuất khẩu trọng điểm, thua lỗ trong năm 2020.
Theo đó, tại hội nghị, Công ty ống đồng Toàn Phát đã kiến nghị giảm thuế xuất khẩu sản phẩm ống đồng mã HS 7411.10.00 từ 5% về 0%.
Theo Công ty ống đồng Toàn Phát, việc này phù hợp với quan điểm chỉ đạo xây dựng nghị định của Chính phủ kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Đồng thời sẽ góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, tạo điều kiện cho người lao động và nâng cao vị thế của sản phẩm "Make in Việt Nam".
Được biết, Công ty ống đồng Toàn Phát thành lập vào ngày 4/4/2006, tại đường 206, khu D, khu công nghiệp Phố Nối A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, hoạt động trong lĩnh vực chính là sản xuất kim loại màu và kim loại quý.
Sau hơn 15 năm phát triển, công ty này đã có những bước tiến để trở thành 1 trong những nhà sản xuất ống đồng hàng đầu Việt Nam. Kể từ năm 2009 tới nay, Toàn Phát đã đạt được rất nhiều chứng chỉ quốc tế về ống đồng như tiêu chuẩn JIS H3300 (Nhật Bản), ASTM B68, ASTM B280 (Mỹ), AZ/NZS 1571 (Úc).
Trong chặng đường phát triển, Toàn Phát cũng có nhiều cột mốc đáng nhớ, có thể kể đến như năm 2012, công ty này mở chi nhánh đầu tiên tại TP. HCM. Sản lượng bán hàng cả năm đạt 1.770 tấn, trong đó có cả xuất khẩu sang các nước Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan.
Giai đoạn từ năm 2016-2019 được xem là giai đoạn Toàn Phát có những bước tiến mạnh mẽ. Cụ thể, năm 2016, sản lượng bán hàng đã đạt 10.000 tấn và sản phẩm ống thép đã có mặt tại 14 quốc gia trên thế giới. Đến năm 2017, sản lượng bán hàng đã tăng lên ở mức khoảng 14.000 tấn, trong đó xuất khẩu chiếm tỷ trọng 68%. Tiếp đó, vào năm 2018, Toàn Phát đã thành lập nhà máy Toàn Phát số 2 với tổng diện tích khoảng 3,3ha.
Ở giai đoạn này, song song với việc mở rộng quy mô hoạt động, tài sản của Toàn Phát cũng đã vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng, đạt mức 1.290 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2018. Con số này cao gần gấp 3 lần so với tài sản của công ty ở năm 2016 (476,9 tỷ đồng). Ghi nhận ngày 31/12/2019, tài sản của Toàn Phát đạt ở mức gần 1.258 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điểm trừ ở giai đoạn này là các khoản nợ phải trả của Toàn Phát cũng tăng mạnh. Cụ thể, nợ phải trả của Toàn Phát tăng từ 324,6 tỷ đồng (2016) lên thành 542,6 tỷ đồng (2017), rồi tăng mạnh lên mức 974,2 tỷ đồng (2018), sau đó giảm nhẹ xuống ở mức 934,8 tỷ đồng (2019). Như vậy, nợ phải trả đã tăng 188% sau 3 năm.
Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Toàn Phát chỉ duy trì trong khoảng từ 152-323 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, việc mở rộng quy mô cũng đã giúp cho doanh thu của Toàn Phát tăng mạnh ở giai đoạn từ năm 2016-2019. Trong đó, doanh thu tăng từ mức 1.427 tỷ đồng (2016) lên 2.186 tỷ đồng (2017), rồi tiếp tục tăng lên ở mức 3.009 tỷ đồng (2018). Đỉnh điểm là năm 2019, doanh thu đạt 3.133 tỷ đồng, cao nhất ở giai đoạn này.
Trái ngược với sự tăng trưởng mạnh của doanh thu, lợi nhuận sau thuế của Toàn Phát tăng khá chậm, chỉ đạt ở các mức 30,2 tỷ đồng (2016), 33,7 tỷ đồng (2017), 36,7 tỷ đồng (2018). Đáng chú ý, năm 2019, lợi nhuận sau thuế của Toàn Phát chỉ đạt ở mức hơn 6,3 tỷ đồng, mức lãi quá khiêm tốn so với khoản doanh thu hơn 3.000 tỷ đồng ở năm này.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.