'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong đó 10 dự án vừa được Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng cho miễn truy thu tiền đất là 3 dự án do Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh đầu tư.
Cụ thể, Thanh tra Chính phủ kiến nghị không truy thu 15,8 tỷ đồng tiền sử dụng đất khu tái định cư tại dự án Phong Phú 4; 140,3 tỷ đồng tiền sử dụng đất khu tái định cư và công trình công cộng - khu số 11; 528 triệu đồng tiền sử dụng đất để xây dựng trạm xăng thuộc dự án khu dân cư ấp 4, xã Tân Tạo.
Lý do về việc không tiếp tục truy thu 140,3 tỷ đồng tiền sử dụng đất khu tái định cư và công trình công cộng - khu số 11, là vì sau khi giao khoảng 55,2ha đất thuộc dự án cho Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh vào năm 2004, UBND TP. HCM đã ra quyết định thu hồi quỹ đất này để giao cho: Trường trung cấp Xây dựng TP. HCM (2ha), Trường đại học tư thục Kinh tế tài chính (5,52ha), Trường đại học Kinh tế tài chính TP. HCM (4,45ha), Công ty TNHH BSC-WCT (10,3ha)...
TP. HCM cũng đã thu hồi 9,4ha mà Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh không thực hiện khu nhà ở công cộng tại xã Bình Hưng. Đối với 17,5ha đất còn lại, năm 2017 TP. HCM tiếp tục ra quyết định giao đất cho Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh thực hiện dự án. Doanh nghiệp này đã nộp 44,5 tỷ đồng tiền sử dụng đất và đang tiếp tục hoàn tất thủ tục để nộp nốt số tiền còn lại.
Khoản tiền đất lớn nhất vừa được Thanh tra Chính phủ kiến nghị không truy thu vì không hợp lý là 598,5 tỷ đồng tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Dự án do Công ty CP đầu tư và phát triển Phú Mỹ làm chủ đầu tư. Theo số liệu mà UBND TP. HCM thông tin, tổng số tiền sử dụng đất phải nộp cho toàn bộ dự án khoảng 137,8 tỷ đồng chứ không phải số tiền 598,5 tỷ đồng nêu trong kết luận thanh tra. Kết quả rà soát kiểm tra của đoàn liên ngành thời gian qua đã xác nhận điều này. Vì vậy, không có cơ sở để tiếp tục truy thu 460,7 tỷ đồng tiền đất dự án như kết luận ban đầu của cơ quan thanh tra.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị không thu tiền sử dụng đất các dự án khu nhà ở phường Bình Trưng Đông, Cát Lái (32 tỷ đồng); khu nhà ở cán bộ, công nhân viên tại phường Bình An (14,2 tỷ đồng); lô đất số 7, khu 6B (11,6 tỷ đồng); khu nhà ở Phước Long B (5,3 tỷ đồng) và khu định cư An Phú Tây (27,7 tỷ đồng). Các dự án này nằm tại quận 2 và quận 9 trước đây (nay là TP. Thủ Đức).
Ngoài kiến nghị không thu tiền sử dụng đất các dự án tại khu đô thị nam TP. HCM với tổng số tiền khoảng 708 tỷ đồng, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng không truy thu số tiền phạt chậm nộp 230,8 tỷ đồng đã nêu trong kết luận thanh tra 2889 vào năm 2011. Trong số các đơn vị nêu trên còn có một số đơn vị như: Công ty TNHH xây dựng Nam Long, Công ty TNHH Ngân Thanh, không nộp chậm tiền sử dụng đất nên không bị phạt; Công ty TNHH Vạn Phát Hưng có số tiền phạt chậm nộp 23,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp này đã nộp thừa tiền sử dụng đất.
Trước đó, ngày 27/10/2011, Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận số 2889/KL-V.I về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quản lý sử dụng đất tại TP. HCM. Kiến nghị xử lý của Thanh tra Chính phủ đối với sai phạm đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Văn bản số 8702/VPCP-KNTN ngày 6/12/2011. Trong kết luận này, Thanh tra Chính phủ đã nêu 10 dự án bất động sản tại TP. HCM phải nộp 935 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền phạt chậm nộp. Tuy nhiên, sau kết luận của Thanh tra Chính phủ, UBND TP. HCM đã nhiều lần có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho miễn giảm, không truy thu 935 tỷ đồng tiền đất từ các nhà đầu tư dự án.
Từ kiến nghị nêu trên, năm 2020 Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ phối hợp với các Bộ Tài chính, Tài nguyên và môi trường, Xây dựng và UBND TP. HCM kiểm tra, rà soát lại khoản tiền 935 tỷ đồng trong kết luận 2889 của Thanh tra Chính phủ. Đồng thời kiểm tra, rà soát việc điều chỉnh quy hoạch, giao đất, tính tiền sử dụng đất, tiến độ thực hiện các dự án theo quy hoạch. Kết quả, việc đề xuất miễn, giảm và không truy thu hàng trăm tỷ đồng tiền đất của UBND TP. HCM là có cơ sở.
Thanh tra Chính phủ cũng đề xuất Thủ tướng xem xét thu hồi 13 dự án được giao đất từ năm 1990 - 2003 nhưng đến nay chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai với Nhà nước, chưa xây dựng dự án.
Đó là các dự án: đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Nam Sài Gòn (10,1ha), khu dân cư Intresco (6,91ha), đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính khu 6B (21,73ha), chung cư tái định cư khu 6B (2,59ha), phát triển nhà ở lô số 3 (2,32ha), phát triển nhà ở lô số 5 (6,73ha). Dự án khu công viên dịch vụ vui chơi giải trí Hoa Đồng (3,78ha), khu dân cư 9A-2 (19,21ha), khu công viên KH và DC (48,55ha), trung tâm thương mại dịch vụ và bãi đậu xe 194 - khu 9B (2,95ha), khu dân cư Thăng Long (24,79ha), xưởng sản xuất cửa nhựa cao cấp khu 15 (1,08ha)... Tất cả 13 dự án này đều nằm trong khu đô thị phía Nam TP. HCM.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, hầu hết các dự án đầu tư tại khu đô thị phía Nam TP. HCM không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án...
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.